Huyện Thường Tín vào cuộc xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

Bài và ảnh: HOÀNG VIỆT
Chia sẻ

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô có bài viết "Vi phạm xây nhà trên đất nông nghiệp ở Thường Tín: Bao giờ mới xử lý dứt điểm?" số 24 ra ngày 14/6/2023 và bài “Vi phạm xây nhà trên đất nông nghiệp ở Thường Tín: Đang từng bước được khắc phục” đăng trên báo điện tử Phụ nữ Thủ đô ra ngày 31/7/2023. Sau phản ánh của Báo, chính quyền đã vào cuộc xử lý với phương châm “không có vùng cấm”.

Huyện Thường Tín vào cuộc xử lý vi phạm đất đai, xây dựng - ảnh 1
Lực lượng chức năng thực hiện cưỡng chế vi phạm tại xứ đồng Dộc, thôn Trần Phú, xã Minh Cường, Thường Tín.

Từ ngày 1/8/2022 đến tháng 11/2023, toàn huyện Thường Tín có 413 trường hợp vi phạm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng và những trường hợp không chấp hành giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án. Trong đó, vi phạm chủ yếu là trên đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính phủ và xây dựng trái phép trên đất công, đất nông nghiệp do địa phương quản lý.

Theo Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh, thực hiện theo Quyết định 3200/QĐ/HU ngày 16/6/2023 của Huyện ủy về việc xử lý vi phạm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng, các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã thực hiện tuyên truyền, vận động thành công cũng như tổ chức cưỡng chế công trình tại các xã Minh Cường, Lê Lợi, Ninh Sở… Từ tháng 8/2022 đến nay, đã có hàng loạt cán bộ ở các xã: Liên Phương, Ninh Sở, Thắng Lợi, Hồng Vân, Minh Cường… bị kiểm điểm, kỷ luật, thể hiện sự cương quyết của lãnh đạo huyện Thường Tín không khoan nhượng với vi phạm. 

Phó Chủ tịch UBND xã Minh Cường Đào Văn Ta cho biết, tại xứ đồng Dộc, thôn Trần Phú có 32 hộ gia đình đang quản lý, sử dụng khoảng 8.000m2 đất nông nghiệp ở gần khu dân cư. Năm 2022, có 9/32 trường hợp có đất nông nghiệp ở đây cố tình xây dựng, hoàn thiện công trình trên diện tích 1.600m2 đất được thực hiện vào thời điểm những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2022 đã gây bức xúc cho dư luận.

Sau hơn 3 tháng, UBND xã Minh Cường cùng các cơ quan chuyên môn của huyện Thường Tín đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, củng cố chặt chẽ hồ sơ vi phạm, xác định công trình thuộc thẩm quyền của xã và thẩm quyền huyện. 

Trên cơ sở vừa củng cố hồ sơ, vừa vận động, tuyên truyền, đối thoại nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch vụ việc đã giúp các hộ gia đình nhận thức rõ vấn đề. Qua đó, có một số hộ đã tự tháo dỡ công trình vi phạm, còn 4 hộ khác tháo dỡ một số hạng mục và chỉ còn 1 hộ cố tình giữ nguyên công trình vi phạm.
Khẳng định quan điểm của lãnh đạo UBND huyện Thường Tín kiên quyết không để vi phạm tồn tại, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Phan Thanh Tùng nhấn mạnh: “Nhất là đối với những công trình vi phạm trong thời gian gần đây đã gây bức xúc trong dư luận cần phải được xử lý dứt điểm làm gương cho những trường hợp khác”.

Để xử lý dứt điểm các vi phạm đất đai, xây dựng xảy ra ở xã Minh Cường và một số vi phạm trên địa bàn các xã khác, UBND huyện Thường Tín đã thành lập tổ công tác rà soát hồ sơ, nắm bắt bản chất sự việc. Ngày 6/7/2023, UBND huyện Thường Tín triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng, môi trường trên địa bàn theo Quyết định 3200-QĐ/HU ngày 16/6/2023 của Huyện uỷ.

Đồng thời, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm về quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng, môi trường và đối với cả những cá nhân không chấp hành phối hợp thực hiện các quyết định thu hồi đất thực hiện dự án trọng điểm trên địa bàn.

Cùng đó, UBND huyện Thường Tín ra Thông báo 1170-TB/BCĐ ngày 16/6/2023 về việc phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo và Kế hoạch số 174-KH/BCĐ chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Theo đó, từ 10/6-30/8/2023, các đơn vị, địa phương đã triển khai rà soát, phân loại, xử lý vi phạm cũ và mới từng giai đoạn.

Đúng ngày 15/8, lực lượng chức năng của huyện Thường Tín và xã Minh Cường tiến hành xử lý cưỡng chế 5 công trình nhà xưởng, nhà ở trên đất nông nghiệp tại xứ đồng Dộc, thôn Trần Phú. Trong tháng 9-10/2023, UBND huyện Thường Tín cũng tiến hành cưỡng chế thu hồi đất nông nghiệp của 65/288 hộ ở xứ đồng Cửa Đình, thôn Từ Vân, xã Lê Lợi để tạo quỹ đất sạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá 15.125,9m2 đất.  

Để thực hiện giải phóng mặt bằng liên quan đến dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô, UBND huyện tổ chức cưỡng chế 5 trường hợp có đất nông nghiệp và tài sản trên đất nằm trong phạm vi ở các xã: Ninh Sở, Vân Tảo…

Huyện và các xã đã tích cực tuyên truyền, vận động được 14 trường hợp ở các xã: Hiền Giang, Văn Phú, Hòa Bình… chấp hành tự tháo dỡ công trình rồi bàn giao đất để xây dựng các khu đô thị và khu đấu giá QSD đất ở.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.