KIểm soát chặt “điểm đỏ”, phủ rộng mã QR code

Chia sẻ

Mặc dù dịch bệnh tại Hà Nội đã được khống chế, thành phố (TP) đang duy trì trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc kiểm soát chặt “điểm đỏ”, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hỗ trợ công tác truy vết, nâng cao ý thức phòng dịch của các cá nhân, tổ chức cần được duy trì thường xuyên.

Không lơ là, chủ quan với, dịch bệnh

Do trên địa bàn phường Việt Hưng vẫn còn có ca bệnh dương tính với virus SARS-CoV-2 nên hiện nay, các phường tại quận Long Biên vẫn thực hiện phát phiếu đi chợ cho người dân theo Chỉ thị 16 phòng chống dịch; Người dân ở phường nào đi chợ ở phường đó. Ông Nguyễn Thế Trọng - Trưởng Ban quản lý chợ Gia Lâm (phường Ngọc Lâm) cho biết: Trong chợ chỉ có gần 100 quầy bán lương thực thực phẩm được hoạt động; Các hộ kinh doanh hàng không thiết yếu tiếp tục dừng hoạt động. Tất cả quầy hàng được phép kinh doanh đều có mã QR code để khách hàng khai báo y tế, chăng dây đảm bảo ngăn cách người bán và người mua. Các chốt kiểm soát tại chợ vẫn được duy trì thực hiện nhiệm vụ.

Tuy không phải là “điểm đỏ” nhưng ở vị trí địa bàn giáp ranh giữa nhiều phường trên địa bàn quận Tây Hồ và giữa quận Tây Hồ với quận Bắc Từ Liêm nên công tác phòng chống dịch tại chợ Phú Gia (phường Phú Thượng) được thực hiện nghiêm túc. Tại cổng chợ, Ban quản lý đã đặt chia đường ra - đường vào, đặt barie ngăn cách để hạn chế tiếp xúc, người dân vào chợ được yêu cầu khai báo y tế, đo thân nhiệt… Trong khi đó, trên tuyến phố Tô Hiến Thành của phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng), các cửa hàng kinh doanh ăn uống đặt 2 tấm bảng trong suốt phía trước cửa hàng, người mua không vào gần khu vực bán hàng, đứng ở ngoài chờ lấy hàng mang về…

Tại các huyện ngoại thành ở phía Nam giáp ranh với tỉnh Hà Nam - một điểm “nóng” về dịch bệnh trong những ngày gần đây, các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm soát di biến động dân cư, giám sát y tế với người dân trở về từ 12 xã, phường thuộc TP Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) đang thực hiện giãn cách xã hội. Đồng chí Bùi Văn Triều - Chủ tịch UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) cho biết: Ngay sau khi nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP Phủ Lý và huyện Duy Tiên, xã Hương Sơn đã yêu cầu tổ Covid cộng đồng ở các thôn rà soát từng nhà, lập danh sách gần 1.000 người dân trên địa bàn xã thường xuyên làm việc tại các nhà máy của tỉnh bạn. Những người nào có mặt ở địa phương yêu cầu cách ly y tế tại nhà. Chiều ngày 25/9, xã đã lập chốt kiểm soát hướng dẫn người dân khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng dịch cho các trường hợp tiếp tục đi làm ở nhà máy tại tỉnh bạn.

Công tác kiểm soát với người dân Hà Nội trở về từ tỉnh Hà Nam được làm chặt chẽ tại chốt kiểm soát dịch số 1 của TP đặt tại Cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên). Thiếu tá Nguyễn Tuấn Cường - Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 8, phụ trách chốt kiểm soát số 1 cho biết: Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, người về từ vùng dịch tỉnh Hà Nam qua chốt được yêu cầu đứng ngoài barie thực hiện khai báo y tế, được bố trí ngồi giãn cách trong lúc chờ đợi, lực lượng y tế sẽ phun khử khuẩn phương tiện và thực hiện các thủ tục để đưa những trường hợp này đi cách ly.

Kiểm soát người dân của Hà Nội làm việc tại tỉnh Hà Nam qua chốt kiểm soát dịch số 1 của thành phốKiểm soát người dân của Hà Nội làm việc tại tỉnh Hà Nam qua chốt kiểm soát dịch số 1 của thành phố (Ảnh: Nguyên Vũ)

Mỗi cá nhân có “vùng xanh” của chính mình

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết: Hiện số ca dương tính ở Hà Nội không lớn, TP đang kiểm soát người từ vùng dịch về nhưng tình hình dịch ở Việt Nam vẫn hết sức phức tạp, khó lường, để TP không có ca bệnh nào là rất khó. Kể cả khi TP đã tiêm mũi 1 cho rất đông dân số ở độ tuổi tiêm chủng cũng chỉ giúp bảo vệ tốt hơn những người đã tiêm, họ vẫn có thể nhiễm virus và lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là lây cho trẻ em, người già, người có bệnh nền chưa được tiêm chủng… Vì vậy, PGS Trần Đắc Phu cho rằng, mỗi ngành, mỗi cấp phải có phương án để bảo vệ an toàn vùng xanh, mỗi cá nhân có “vùng xanh” của chính mình, nâng cao ý thức phòng dịch, tuân thủ thực hiện 5K để cùng nhau cố gắng giữ vững thành quả.

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng: Trong trạng thái bình thường mới, “sống chung với dịch bệnh” như hiện nay thì nên kết hợp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giảm sức người trong việc xét nghiệm, truy vết khi có F0, F1 là cần thiết. Chủ trương này được TP đẩy mạnh thực hiện và xem đây là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện Chỉ thị 22 của UBND TP. Trước mắt là yêu cầu các cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP khi hoạt động trở lại phải cài đặt xong mã QR phục vụ cho việc khai báo y tế, truy vết… Huyện Quốc Oai hiện là địa phương dẫn đầu TP với 42.765 điểm quét. Đại diện lãnh đạo huyện Quốc Oai cho biết: Để 100% hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, doanh nghiệp của huyện có mã QR, huyện đã giao cho Huyện Đoàn huy động 100% đoàn viên, thanh niên phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn hướng dẫn các tiểu thương, hộ kinh doanh cài đặt mã QR trên điện thoại thông minh hoặc in ra giấy dán trước cửa hàng. Huyện Phú Xuyên từ địa phương có tỷ lệ điểm quét mã QR thấp cũng đã “tăng tốc” nhanh nhờ vào việc sáng tạo, giao nhiệm vụ cho từng cơ sở Đoàn, từng đoàn viên thanh niên gắn liền với chỉ tiêu cụ thể là mỗi đoàn viên giúp đỡ cho từ 1-2 người dân, hộ kinh doanh, đơn vị… cài đặt thành công mã QR code.

HẠNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.