Hướng nghiệp sớm: Đúng, nhưng phải trúng!

Bài và ảnh: Nguyễn Mai
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việc chọn đúng ngành nghề rất quan trọng, vì vậy công tác hướng nghiệp cần được làm từ sớm và có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, việc hướng nghiệp mới chỉ ở hình thức, chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu mong muốn của học sinh.

Hướng nghiệp sớm: Đúng, nhưng phải trúng! - ảnh 1
Học sinh, phụ huynh tìm hiểu thông tin ngành nghề học tại ngày Hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024.

Phổ biến tâm lý “làm thầy” không “làm thợ”

Số liệu từ một khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho thấy, 65,4% sinh viên (SV) năm thứ nhất chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học; 50,8% không biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ; 75,6% SV ít thỏa mãn với nghề đã chọn, học rồi mới thấy không hợp… Điều này phản ánh thực tế, việc hướng nghiệp sớm cho học sinh THPT rất quan trọng.

Hiện nay, công tác hướng nghiệp cho học sinh chủ yếu mới ở hai hình thức, một là sự quảng bá từ các trường đại học tại các ngày hội hướng nghiệp, tuyển sinh để thu hút thí sinh vào học; hai là giảng dạy ở trong trường phổ thông theo yêu cầu năm học. Tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh vẫn muốn cho con học đại học, không muốn cho con đi học nghề sớm. Do đó, việc hướng nghiệp từ gia đình cho con cái thường là có xu hướng “làm thầy” chứ không “làm thợ”.

Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 tổ chức ngày 17/3/2024, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Hoàng Minh Sơn cho biết, mỗi năm số lượng thí sinh xét tuyển trúng tuyển vào đại học khoảng 600.000 thí sinh, nhưng số lượng nhập học chính thức chỉ đạt khoảng 80%. Như vậy, 20% thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học. Điều này cho thấy khi các em đăng ký nguyện vọng đến lúc các em lựa chọn trường học, ngành học lại có sự khác nhau. Bên cạnh đó, sau năm thứ nhất, có khoảng 5 - 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Điều đó có nghĩa, số em đã chọn sai, hay chọn chưa phù hợp khi đăng ký nguyện vọng là rất nhiều.

TS Trần Vân Anh, Phó phòng Đào tạo, Hệ thống Giáo dục BMS (Ban Mai school) cho hay, trên bản đồ nghề nghiệp có nhiều nhóm khác nhau, học sinh hoàn toàn có thể lựa chọn từ học nghề từ sớm, hoặc học đại học, tùy vào năng lực và mục tiêu của mình. Và giá trị của nhiều nghề không phụ thuộc vào việc có học đại học hay không. 

TS Trần Vân Anh chia sẻ, chính con gái chị là một ví dụ cho việc lựa chọn học nghề sớm. Tốt nghiệp THCS xong, con gái chị vào Trung cấp nghề Du lịch, học ngành Hướng dẫn viên du lịch. Khi học xong cấp 3, con đã có thẻ Hướng dẫn viên du lịch và đi làm luôn được, hành nghề sớm hơn so với những bạn học đại học 4 năm. Hiện tại, con vẫn vừa đi học đại học, vừa đi làm, vẫn có khả năng phát triển nghề.

Theo TS Trần Vân Anh, một điểm trong khi thực hiện công tác hướng nghiệp cho thấy phổ biến bố mẹ muốn con làm nghề này, nhưng con lại muốn làm nghề khác. Trong khi đó, có những nghề mới ra đời với tốc độ rất nhanh và có những nghề có thể mất đi. Chẳng hạn như nghề tư vấn chứng khoán, người mẫu… là những nghề mới. Nếu bố mẹ không cập nhật, chỉ dùng kinh nghiệm của mình để định hướng cho con, thì sẽ gặp khó khăn, thích ứng chậm.

“Hướng nghiệp không phải là câu chuyện riêng của gia đình, nhà trường hay đứa trẻ, nó đòi hỏi nhà trường và các doanh nghiệp phải bắt tay với nhau, tìm hiểu thị trường lao động cần gì… như vậy công tác hướng nghiệp mới chính xác, hiệu quả”- TS Trần Vân Anh nói.

 “Vì vậy, công tác hướng nghiệp cần được chú trọng và triển khai từ sớm nhưng phải trúng với nhu cầu thực của học sinh. Như đối với Hệ thống Giáo dục BMS, việc hướng nghiệp được thực hiện từ cấp THCS. Các em được đi tham quan các nhà máy, xem các ngành nghề trong thực tế thế nào, rồi vào các trường đại học tham quan, xem ngành nghề đó được giảng dạy ra sao… Từ đó, các em biết được mình có phù hợp không ”- TS Trần Vân Anh nói.

Nhiều sinh viên đi làm 2 năm mới nhận ra chọn sai ngành
Anh Đào Việt Bách, Trưởng phòng Tuyển dụng và thu hút nhân tài của FPT Software Academy, đồng sáng lập HR Companion - dự án cộng đồng phi lợi nhuận hỗ trợ hướng nghiệp cho các sinh viên cho biết, việc chọn ngành nghề có thể quyết định sự nghiệp của các bạn sau khi ra trường. Nếu chọn đúng ngành sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức không chỉ cho cá nhân, mà còn cho cả gia đình và xã hội. Các trường đại học cũng sẽ nhận được lợi ích, khi sinh viên có động lực học tập tốt hơn.

Trong quá trình tuyển dụng, tham gia công tác hướng nghiệp, anh nhận thấy có rất nhiều sinh viên chọn sai ngành, nghề. “Khi hướng nghiệp, các sinh viên năm thứ 3, 4 hoang mang, không biết sẽ phải làm công việc gì. Không ít sinh viên sau khi đi làm 1-2 năm mới thấy rằng, mình không hợp với ngành đang theo đuổi. Một số bạn đi làm một thời gian thiếu sự hướng dẫn, dẫn dắt nên không tìm được niềm yêu thích trong công việc, dần dần mất động lực phát triển trong công việc”- anh Bách nói. 

Thực tế hiện nay, học sinh bậc THPT vẫn lựa chọn các ngành nghề theo hướng mình đạt được mức điểm vào được trường nào, hoặc bố mẹ, người thân đang làm ở lĩnh vực nào thì theo như vậy… Các bạn có sự thiếu hụt thông tin về thị trường lao động cũng như lĩnh vực ngành nghề có thể theo đuổi sau này

Theo anh Bách, để chọn đúng ngành nghề, các học sinh luôn phải đặt cho mình câu hỏi, đó là mình thực sự yêu thích, làm giỏi công việc gì, đâu là công việc kiếm được nhiều tiền trong tương lai... Quá trình này cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu và chiêm nghiệm từ bản thân. Những người làm công tác hướng nghiệp, như thầy cô, gia đình… có thể hỗ trợ, gợi mở điều mà các em chưa rõ về năng lực của mình cũng như thị trường lao động.

Chẳng hạn, các lĩnh vực như chuyển đổi số, công nghệ thông tin, các ngành liên quan về điện tử, robot… nhu cầu công việc rất nhiều. Chắc chắn, trong tương lai, khoảng 5-10 năm tới, thậm chí xa hơn nữa thì vẫn là những ngành có nhiều nhu cầu từ thị trường lao động. Tuy nhiên, những ngành công việc mang tính chất truyền thống lại dần trở thành những ngành thừa trong xã hội.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, việc chọn ngành nghề như tỷ phú Zack Ma chia sẻ, điều quan trọng không phải là học ở trường lớn, mà học ngành mình thích. Đừng quan trọng làm việc ở công ty lớn, mà hãy chọn những ông sếp giỏi.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ thị tăng cường, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

Thủ tướng chỉ thị tăng cường, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

(PNTĐ) - Để tổ chức tốt Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện; thực hiện đúng quy định, quy chế tổ chức thi; thông tin, truyền thông phải chủ động, kịp thời, đầy đủ; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham gia Kỳ thi.
Giúp con thích đọc sách chữ

Giúp con thích đọc sách chữ

(PNTĐ) - Sách đã giúp chị Phạm Hạnh (Quảng Ngãi) bước sang một trang mới, tích cực, hiểu biết và phát triển bản thân hơn. Chị đã quyết định đầu tư cho mình và gia đình một kệ sách và giúp con yêu từng trang sách chữ.
Quận Ba Đình: Tổ chức khảo sát chất lượng lớp 9 chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10

Quận Ba Đình: Tổ chức khảo sát chất lượng lớp 9 chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10

(PNTĐ) - Trong hai ngày 15-16/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Ba Đình đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 lần II các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh theo đề chung toàn quận. Kỳ khảo sát này nhằm giúp học sinh kiểm tra kiến thức, có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi chính thức vào lớp 10 THPT.
Hơn 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hơn 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(PNTĐ) - Từ ngày 2/5 đến 17h00 ngày 10/5/2024, cổng đăng ký trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở phục vụ cho thí sinh đăng ký dự thi chính thức. Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.