Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 giai đoạn 2021-2025, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã hỗ trợ thành lập và duy trì hiệu quả 6 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy, 3 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; thí điểm hỗ trợ 8 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ; cùng với đó là các hoạt động truyền thông, đối thoại chính sách

Chiều ngày 14/11/2024, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết chỉ đạo điểm Dự án 8 và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình. Hội nghị nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, định hướng triển khai hiệu quả các mô hình, hoạt động can thiệp của Dự án 8 trong thời gian tới.

Chương trình nằm trong khuôn khổ triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025.

Các cấp Hội chủ động, nỗ lực chủ trì triển khai Dự án

Hội LHPN Việt Nam đã triển khai chỉ đạo điểm các mô hình, hoạt động Dự án tại 8 tỉnh đại diện các vùng miền, gồm Bắc Kạn, Thanh Hóa, Điện Biên, Lào Cai, Quảng Bình, Gia Lai, Bình Phước, Sóc Trăng và tập trung nguồn lực triển khai toàn diện các mô hình, hoạt động của Dự án tại địa bàn điểm.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương cho biết: Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN các cấp đã chủ động, nỗ lực chủ trì triển khai Dự án đạt được những kết quả tích cực, phát huy được thế mạnh, sự tham gia của các ngành, các cấp liên quan và người có uy tín tại cộng đồng trong các hoạt động nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và những tập tục có hại đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN.

Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8 - ảnh 1
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương phát biểu tại buổi tổng kết.

Các hoạt động chỉ đạo điểm bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi của người dân, góp phần thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới và giảm thiểu tác động của các vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu vượt qua các rào cản, định kiến giới, tiên phong thay đổi, khẳng định vai trò, vị trí của bản thân trong gia đình và cộng đồng.

Nhiều cách làm hay, sáng tạo của Hội phụ nữ cơ sở, các ngành liên quan và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo nên thành công của Dự án tại địa bàn chỉ đạo điểm.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cũng cho biết, công tác chỉ đạo điểm Dự án còn gặp một số khó khăn nhất định, cần giải pháp khắc phục và thúc đẩy trong thời gian tới như: Cán bộ thực hiện dự án còn lúng túng trong quản lý tổ chức thực hiện Dự án; năng lực duy trì, vận hành mô hình của Ban chủ nhiệm/Ban quản lý còn hạn chế; việc hỗ trợ duy trì hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng và Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” gặp khó khăn do chưa được cấp kinh phí duy trì từ nguồn ngân sách địa phương…

“Bên cạnh đó, tại các địa phương, phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn còn phải đối mặt với một số rào cản nhất định, nên cần tiếp tục có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, có hệ thống của cấp, các ngành chung tay để giải quyết một cách căn bản, toàn diện”, bà Trần Lan Phương nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung chia sẻ, thảo luận đánh giá về kết quả, tác động và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai các mô hình của Dự án 8, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung, chỉ tiêu của Dự án giai đoạn I và làm căn cứ để đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện Dự án ở giai đoạn tiếp theo…

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình hiệu quả

Bà Lò Thị Thu Thuỷ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Dân tộc - Tôn giáo, Hội LHPN Việt Nam cho biết: Các hoạt động chỉ đạo điểm hàng năm được xây dựng và triển khai bám sát kế hoạch và định hướng, mục tiêu của Dự án, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Công tác triển khai chỉ đạo điểm nhận được sự quan tâm vào cuộc của chính quyền, các Ban, ngành địa phương đồng hành trong quá trình triển khai các mô hình, hoạt động tại địa bàn điểm...

Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 giai đoạn 2021-2025, Hội LHPN Việt Nam đã hỗ trợ thành lập và duy trì hiệu quả 6 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy, 3 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; thí điểm hỗ trợ 8 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ; cùng với đó là các hoạt động truyền thông, đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản đã được các ban/đơn vị và Hội LHPN các tỉnh bố trí triển khai đồng độ hỗ trợ tại xã điểm.

 

Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8 - ảnh 2Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8 - ảnh 3Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8 - ảnh 4

Các đại biểu chia sẻ tại hội nghị

Bà Trương Thị Thu Thủy,  Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Gia đình - Xã hội, Hội LHPN Việt Nam cho biết: Phát huy vai trò hạt nhân của Địa chỉ tin cậy trong vận động, tập hợp, tiếp cận với các đối tượng nhằm đẩy mạnh triển khai công tác phòng, chống BLGĐ, là kinh nghiệm tốt cho các mô hình/hoạt động khác thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Trong khuôn khổ triển khai Dự án 8, từ 2021-2024 đã xây dựng/củng cố 2.721/1.000 địa chỉ tin cậy, hỗ trợ, tư vấn cho 36.201 người (vượt 272,1% Kế hoạch đề ra của giai đoạn I).

Địa chỉ tin cậy là mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng, rà soát nhu cầu, thực hiện theo quy trình bài bản, chú trọng tăng cường song song công tác tuyên truyền hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình; đồng thời tăng cường nhận diện, phát hiện, tiếp cận, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. Cấp trung ương đã đẩy mạnh triển khai chỉ đạo điểm 02 địa chỉ tin cậy tại xã Thanh Sơn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá và xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Trong quá trình chỉ đạo điểm đã rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các cấp Hội: Chú trọng công tác rà soát, đánh giá nhu cầu làm cơ sở triển khai các hoạt động chỉ đạo điểm phù hợp với thực tiễn; Tổ chức đồng thời các hoạt động chiều sâu và các hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng; Chú trọng công phát hiện các hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt là nhóm hành vi bạo lực tinh thần, kinh tế, tình dục; Tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng tham gia mô hình...

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tuyên giáo, Hội LHPN Việt Nam cho biết: Ban đã hỗ trợ 2 tỉnh thành lập 6 tổ truyền thông tại 2 xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên và xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với 48 thành viên (7- 8 thành viên/tổ). Sau khi thành lập các tổ Truyền thông cộng đồng, Ban Tuyên giáo đã hỗ trợ 2 xã điểm tổ chức 02 Lễ ra mắt mô hình tổ Truyền thông cộng đồng và 02 cuộc truyền thông mẫu và tổ chức 02 lớp tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã về thành lập và vận hành mô hình tổ truyền thông cộng đồng góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp...

Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8 - ảnh 5
Giao lưu với nhân vật điển hình thay đổi từ các mô hình của dự án 8.
Theo báo cáo đánh giá Dự án 8 giai đoạn 1, tính đến tháng 10-2024, Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực: 4/9 chỉ tiêu cốt lõi của Dự án đã vượt kế hoạch đặt ra. Dự án đã xây dựng và duy trì 10.638//9000 tổ truyền thông cộng đồng, thu hút 214.776 thành viên là nam giới, nữ giới những người có uy tín tại cộng đồng tham gia làm tuyên truyền viên; 2.673/1000 Địa chỉ tin cậy, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, đồng thời tư vấn cho khoảng 34.935 phụ nữ, trẻ em tại địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi về các vấn đề, kỹ năng phòng ngừa ứng phó bạo lực trên cơ sở giới; 1.909/1800 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, tuyên truyền cho 76.739 trẻ em... Dự kiến đến 12/2025, các cấp Hội tiếp tục nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu của Dự án.


Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN tỉnh Yên Bái: Sáng tạo nhiều nội dung thực hiện dự án 8

Hội LHPN tỉnh Yên Bái: Sáng tạo nhiều nội dung thực hiện dự án 8

(PNTĐ) - Từ năm 2021, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tham mưu và ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai Dự án 8; các cấp Hội LHPN trong tỉnh chú trọng triển khai các mô hình, hoạt động cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp và đạt được nhiều kết quả, trong đó có những chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra.
Phụ nữ Thủ đô xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Phụ nữ Thủ đô xây dựng văn hóa giao thông an toàn

(PNTĐ) - Chương trình truyền thông “Phụ nữ Thủ đô thượng tôn pháp luật - Xây dựng văn hóa giao thông an toàn” do Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hà Nội phối hợp với Ban An toàn giao thông Thành phố tổ chức vừa diễn ra tại hội trường UBND thị trấn Trâu Qùy, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và 10 tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và 10 tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng

(PNTĐ) - Tối 8/11, tại Vườn hoa Lạc Long quân, Tây Hồ, Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức      khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 nhằm giao lưu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quý Tiên tới tham dự chương trình.