Bảo vệ con bị bắt nạt trực tuyến

Chia sẻ

Việc học online đang khiến nhiều trẻ em đối diện với nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý. Thế nhưng điều này vẫn chưa được cha mẹ quan tâm, vì đôi khi hành vi bắt nạt trực tuyến đó lại giống như một trò đùa của trẻ nhỏ.

Bảo vệ con bị bắt nạt trực tuyến - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Vậy hiểu thế nào là bắt nạt trực tuyến? Làm thế nào để phân biệt giữa một trò đùa và bắt nạt? Theo tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, cha mẹ cần có những kiến thức về vấn đề này để dạy trẻ kỹ năng phòng vệ khi bị bắt nạt trực tuyến, và nhận biết những dấu hiệu con bị bắt nạt trầm trọng để kịp thời can thiệp, tránh những hậu quả không mong muốn. Bởi việc bị bắt nạt trực tuyến sẽ khiến trẻ tìm đến các hành vi tiêu cực như tự tử để giải quyết vấn đề.

Khi trẻ và bạn bè vui đùa với nhau trên môi trường trực tuyến, đó có thể là gửi cho nhau xem một bức ảnh xấu của trẻ. Ban đầu chỉ là để đùa giỡn vui vẻ. Nhưng nếu, sự đùa giỡn ấy bị đẩy lên thái quá khiến trẻ bị tổn thương, khi trẻ yêu cầu dừng lại nhưng nó vẫn tiếp tục thì đó là hành vi bắt nạt trực tuyến. Một vài dấu hiệu để cha mẹ có thể nhận biết khi con bị bắt nạt trực tuyến như: Tinh thần cảm thấy khó chịu, tức giận, xấu hổ. Về thể chất luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, hay đau đầu, đau bụng…

Các chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ nên tìm hiểu những kiến thức về bắt nạt trực tuyến và nói với con về điều đó. Hãy dạy trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ, người lớn nếu như nghĩ rằng mình đang bị bắt nạt. Nếu vì lý do nào đó không thể nói được với cha mẹ thì có thể nói với bạn bè, thầy cô giáo, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

Trẻ cần được dạy khi ở trong môi trường trực tuyến cần suy nghĩ khi đăng tải, chia sẻ thông tin cá nhân của mình hoặc của người khác lên mạng. Bởi những thông tin đó có thể ở trên mạng xã hội mãi mãi và được sử dụng để gây hại cho chính bản thân trẻ sau này. Trẻ tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh, địa chỉ, số điện thoại, thông tin của bản thân và bố mẹ lên mạng xã hội.

Với trẻ, đôi khi trò chuyện và nói ra các vấn đề của bản thân với cha mẹ không hề dễ dàng vì sự bất đồng trong quan điểm. Thế nhưng, ở một góc độ khác cha mẹ cần tạo cho con sự tin tưởng có thể tâm sự như một người bạn để nói ra khi mình đang bị bắt nạt trực tuyến. Việc dành thời gian để trực tuyến cùng con cũng giúp bố mẹ định vị và lường trước được những nguy cơ mà con sẽ gặp phải, để giúp con phòng tránh, cũng như có kỹ năng bảo vệ mình.

Nguyễn Tư Thoan

Tin cùng chuyên mục

Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.