Quấy rối tình dục trẻ em bằng lời lẽ khiếm nhã

Chia sẻ

Các chuyên gia về giới cho rằng, ranh giới giữa tán dương và quấy rối trẻ em gái bằng lời nói và cử chỉ vẫn còn rất mơ hồ, khiến cho việc chấm dứt hành vi quấy rối tình dục trẻ em gái nơi công cộng gặp nhiều trở ngại.

Trong những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng, vấn nạn quấy rối tình dục trẻ em – đặc biệt là trẻ em gái đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vấn nạn quấy rối tình dục tại nơi công cộng vẫn còn tồn tại phổ biến. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ về quấy rối tình dục, vẫn thờ ơ và coi những hành vi quấy rối tình dục là bình thường bởi quan niệm “Làm hoa cho người ta hái - Làm gái cho người ta trêu”. Chính vì vậy, để chấm dứt mọi hình thức quấy rối tình dục với trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái ở nơi công cộng tưởng dễ nhưng rất khó bởi định kiến ăn sâu với quan điểm lỗi thời vô hình chung là tác nhân làm gia tăng các hành vi quấy rối.

Nhiều trẻ em bị quấy rối khi tham gia phương tiện công cộngNhiều trẻ em bị quấy rối khi tham gia phương tiện công cộng (Ảnh: Int)

Diễn viên Trần Nghĩa - người đồng hành cùng dự án Thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em gái kể, có lần, anh đặt câu hỏi cho fan của mình trên Facebook: “Các bạn thấy sao khi bạn gái/em gái hay chính bản thân bạn bị trêu chọc bằng những lời nói khiếm nhã như việc sử dụng từ “ngon“ để mô tả về ngoại hình của phụ nữ và trẻ em gái?”. Hơn 100 ý kiến bình luận với nhiều quan điểm đối lập đã được đưa ra. Đa số fan phản đối việc sử dụng từ “ngon” khi bình phẩm về phụ nữ vì đó là sự khiếm nhã, thiếu tôn trọng. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng, đó chỉ là “một lời khen”. Diễn viên Trần Nghĩa giải thích, việc dùng những cụm từ như “ngon” để nói về phụ nữ, trẻ em gái là thể hiện sự tán dương mang tính quấy rối và không nên có đối với phụ nữ.

Đồng quan điểm, bà Trần Vân Anh, Giám đốc Chương trình MSD (Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững) khẳng định, nhiều người vẫn nghĩ, quấy rối, xâm hại trẻ em và phụ nữ là việc đụng chạm cơ thể khi chưa có sự cho phép. Điều này đúng nhưng chưa đủ. “Thực tế, các lời nói mang tính tình dục hay những hành động, cử chỉ phi lời nói như: nhìn chằm chằm vào bộ phận sinh dục hay bộ phận riêng tư của người đối diện, hay không gian kĩ thuật số như gửi, chia sẻ, phát tán những hình ảnh nhạy cảm, bình luận trêu ghẹo... mà khiến phụ nữ cảm thấy không thoải mái hay khó chịu cũng đều là các hành vi quấy rối” – bà Vân Anh cho biết.

Dưới góc nhìn của chuyên gia về giới, ông Lê Xuân Đồng, Tổ chức Hagar Việt Nam cho rằng, nguyên nhân sâu xa, yếu tố làm tăng tình trạng quấy rối tình dục và sự lầm tưởng giữa quấy rối và trêu đùa chủ yếu đến từ quan niệm, lối sống và cả văn hoá của người dân. Khi mọi người vẫn coi hành vi trêu ghẹo của nam giới là bình thường và có xu hướng đổ lỗi cho nữ giới, thì những hành vi quấy rối vẫn không ngừng tiếp diễn. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý của các nạn nhân, khiến nạn nhân không dám lên tiếng vì sợ lên tiếng thì chưa chắc có ai nghe và nói ra thì sợ bị cười chê.

Theo bà Trần Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, những năm qua, các cơ quan, ban ngành và các tổ chức đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em, trong đó có quấy rối trẻ em gái nơi công cộng. Các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng thân thiện, an toàn cho người dân và lập đường dây nóng hỗ trợ cộng đồng.

“Rõ ràng, bên cạnh việc hoàn thiện và nâng cao quá trình thực thi pháp luật, sự nhận thức và chung tay của cộng đồng có sức mạnh rất lớn trong phòng chống quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em nơi công cộng” – bà Trần Bích Loan cho biết.

Còn ông Lê Xuân Đồng đưa ra đề nghị: “Chúng ta cần thiết xây dựng hình tượng văn minh, lịch sự cho các bạn trẻ. Cần đưa ra những khái niệm, tiêu chuẩn nhân văn và ý nghĩa để các bạn trẻ có định hướng và lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống”.

Để ngăn chặn các hành vi quấy rối, giải pháp được ông Lê Xuân Đồng đưa ra là giáo dục trẻ em những kỹ năng phòng tránh quấy rối như: Phát hiện nguy cơ, nói không với quấy rối và kể lại sự việc… Đây là việc cấp thiết và cần có sự tham gia của cả gia đình và cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, để nạn nhân dám lên tiếng, cần chú trọng bảo mật thông tin của nạn nhân, đặc biệt là các trường hợp nghiêm trọng.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Đánh mất hạnh phúc

Đánh mất hạnh phúc

(PNTĐ) - Đồng hồ điểm báo đã 12 rưỡi đêm. Ông An cứ trằn trọc mãi vẫn không sao ngủ được. Đêm thanh vắng, tiếng con tắc kè kêu trong đêm thanh vắng nghe càng não nùng.
Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

(PNTĐ) - Anh chị bước vào cuộc hôn nhân kiểu “rổ rá cạp lại”, mang theo “con anh, con em” để cùng nhau xây dựng một gia đình mới. Những tưởng, sẽ gây dựng được một tổ ấm sau những đổ vỡ trước đó, nhưng mọi thứ lại một lần nữa bất ổn với họ.
Mẹ chồng là tri kỷ

Mẹ chồng là tri kỷ

(PNTĐ) - Ngày về làm dâu, chị Nguyễn Bích Nhung (32 tuổi, huyện Quốc Oai, Hà Nội) kể, mẹ chồng nói với chị: “Một khi mẹ đón con về làm dâu thì mẹ sẽ coi con như con gái trong nhà. Mẹ không muốn con dâu phải khổ vì ngày xưa làm dâu mẹ đã khổ lắm rồi…”.
Kho báu của bố

Kho báu của bố

(PNTĐ) - Năm nào cũng thế, trước ngày sinh nhật tôi mấy ngày, bố tôi thể nào cũng gọi điện cho con gái và trịnh trọng thông báo: “Tôi đã cất vào kho lưu trữ của cô rồi nhé”. Kho lưu trữ của bố là một chiếc hộp thiếc, và thứ bố cất là tờ lịch của ngày 25 tháng 4”.