Vượt qua “cửa ải con riêng”

Chia sẻ

Tiến tới hôn nhân với người từng có quá khứ lỡ dở, cửa ải đầu tiên mà mỗi người chồng, người vợ phải vượt qua là con riêng của đối phương. Bởi những đứa trẻ hồn nhiên tưởng như vô hại ấy lại trở thành lực cản lớn với không ít người mang danh mẹ kế, bố dượng.

Anh vượt cửa ải con riêng bằng cách trở thành người bạn tri kỳ của thằng bé trước khi vào vai bố dượng (Ảnh minh họa)Anh vượt cửa ải con riêng bằng cách trở thành người bạn tri kỳ của thằng bé trước khi vào vai bố dượng (Ảnh minh họa)

1.Duyên nợ đẩy đưa cô và anh đến với nhau trong một lần cô bị anh đụng trúng xe khi vượt ngã tư không quan sát. Bữa đó, chân cô bị thương, anh vội vàng đưa đến bệnh viện khám rồi đèo cô về tận nhà. Thấy anh nhiệt tình chịu trách nhiệm với con gái đến cùng trong sự cố tai nạn, bố mẹ anh có phần cảm mến. Sau khi chân cô lành vết thương, anh vẫn qua lại thăm nom gia đình. Tình yêu giữa họ nảy nở dần, gia đình cô coi trọng hạnh phúc của con gái nên không câu nệ hoàn cảnh ly hôn, đang nuôi con một mình của anh. Cứ ngỡ thuận lợi đến với nhau thì hạnh phúc sẽ không còn chướng ngại nào nữa. Nhưng, khi tiếp cận với gia đình anh, cô nhận ra còn một cửa ải cần phải vượt qua, đó là “cửa ải con riêng”.

Dù bố mẹ ly hôn nhưng với con bé 9 tuổi, gia đình của nó chỉ có bố, mẹ và em trai. Vì thế, khi anh thông báo chuyện kết hôn với cô, con bé dùng mọi cách để quấy rối bố, không chấp nhận cô làm mẹ kế. Cuộc hôn nhân mà cô ngỡ sẽ hạnh phúc lại khó khăn ngay từ những ngày đầu chung sống.

Để vượt qua “cửa ải con riêng”, cô tìm mọi cách để chiều lòng con bé. Nhưng, sự xuống nước ấy càng khiến nó lấn tới, trở nên ngang ngạnh, cãi bướng với bố, hỗn hào với mẹ kế. Không ít lần cô rớt nước mắt vì bất lực bởi con riêng của chồng, rồi anh và cô cãi vã bởi những bất đồng trong việc dạy dỗ con bé. Một lần, cô vô tình nghe lén cuộc điện thoại giữa con bé và mẹ nó. Cô nhận ra sẽ phải tìm đến đâu để có thể vượt được “cửa ải” con riêng của chồng. Cô gọi điện xin gặp vợ cũ của anh, thẳng thắn nói về những vấn đề của con bé với chị, và mong muốn mình trở thành người mẹ thứ hai yêu thương, để con bé lớn lên trong một tổ ấm hạnh phúc. Lần gặp đó, vợ cũ của anh hoài nghi một người phụ nữ khác máu tanh lòng sao có thể yêu con mình như con đẻ.

Cô không bỏ cuộc, kiên trì bền bỉ làm bạn với vợ cũ của anh. Từ ngày ly hôn, anh không liên lạc hay gặp gỡ vợ cũ, bởi muốn đặt quá khứ thất bại xuống để hướng đến tương lai mới. Vậy mà bây giờ cô lại kết nối, tổ chức những cuộc gặp gỡ gia đình rồi mời vợ cũ anh về tham gia. Thỉnh thoảng, cô còn tổ chức các chuyến dã ngoại để hai đứa trẻ có những chuyến đi chơi cùng bố mẹ. Trong những lần đó, cô đóng vai là một người bạn thân thiết của gia đình họ. Con bé không còn thấy mối đe dọa từ cô, thậm chí còn cảm kích bởi cô đã tạo ra không khí ấm áp, đoàn viên mà từ ngày gia đình đổ vỡ nó chưa có được. Vợ cũ của anh cũng nhận ra tấm chân tình ấy, khuyên bảo con gái chấp nhận cô là người thân trong gia đình.

Cô đã vượt ải con riêng thành công bằng cách ấy. Người ta nói, hôn nhân không thể hạnh phúc nếu có một người thứ ba song hành bên ngoài, đặc biệt là người cũ. Nhưng với cô, làm bạn với vợ cũ của anh, chấp nhận để cô song hành cùng với mình trong việc nuôi dạy con riêng của chồng là bí quyết giữ hạnh phúc.

2. Ngày yêu và cưới chị -người phụ nữ lỡ dở hôn nhân, có con riêng, anh tự tin mình sẽ làm tốt vai trò của một người bố, bởi không nghĩ đứa trẻ 7 tuổi ấy có thể “làm khó” mình trong cuộc hôn nhân này. Nhưng, khi về chung sống cùng nhau dưới một mái nhà, nó lại trở thành cửa ải khó khăn đối với anh. “Cuộc chiến” với đứa trẻ bị tổn thương sau khi bố mẹ ly hôn khiến anh lúng túng và có phần bất lực. Bởi dùng quyền uy của một người đàn ông áp đặt, ép buộc nó chỉ có tác dụng ở một góc độ nhỏ, trong cục diện lớn, anh vẫn thua nó rất nhiều mặt.

Thằng bé là cháu đích tôn bên nhà nội, sau khi bố mẹ nó ly hôn, nó nhận được sự cưng chiều và bảo bọc hơn gấp nhiều lần của ông bà nội. Vợ anh kể, việc cưng chiều con/cháu thái quá của nhà chồng là nguyên nhân khiến hôn nhân của cô đổ vỡ. Để con trai không bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục coi nặng vật chất, xem nhẹ đạo đức, khi ly hôn, cô kiên quyết đấu tranh để dành quyền nuôi con. Vậy nhưng, thằng bé ở tuổi thấy quà thì thích, thấy mắng thì ghét ấy khiến việc nuôi dạy con sau ly hôn của cô khó khăn gấp bội phần. Đó cũng là lý do làm anh vất vả nhiều trong vai trò bố dượng.

Làm thế nào để con riêng không xem mình là “người dưng”, mà công nhận mình như một người cha thứ hai là điều anh trăn trở nhiều nhất kể từ khi xây dựng hạnh phúc với chị. Vì thằng bé, anh đã phải “lập trình” lại tất cả thói quen, sở thích, nguyên tắc sống của mình. Bởi anh nhận ra, con riêng có vị trí và sự tác động rất lớn đối với vợ mình. Với cô, người chồng quan trọng thế nào thì cũng sẽ luôn đứng sau con cái. Vì con, cô có thể hi sinh tất cả, kể cả hạnh phúc cá nhân của mình, trong đó bao gồm cả anh.

Vì thế, anh đã vượt “cửa ải con riêng” bằng sự thay đổi từ bản thân mình trước, tập yêu thương một đứa trẻ ngang bướng, khó dạy một cách cần mẫn, buộc mình sống theo cách “trẻ con” để trở thành bạn của thằng bé. Anh dành nhiều thời gian cho nó để kéo nó gần gũi hơn với mình. Dần dần, anh nhận được sự tin tưởng của nó, trở thành đồng minh, thành người bạn tri kỷ rồi mới vào vai trò bố dượng.

Điều mà một đứa trẻ cần cuối cùng vẫn chỉ là tình yêu thương, là sự thấu hiểu lắng nghe, là sự hàn gắn những tổn thương mà người lớn đã gây nên cho nó. Nếu những người mẹ kế, cha dượng làm được điều này thì con đường vượt ải con riêng của bạn đời không còn chông gai như mọi người vẫn nghĩ.

 Bảo Nam

Tin cùng chuyên mục

Đánh mất hạnh phúc

Đánh mất hạnh phúc

(PNTĐ) - Đồng hồ điểm báo đã 12 rưỡi đêm. Ông An cứ trằn trọc mãi vẫn không sao ngủ được. Đêm thanh vắng, tiếng con tắc kè kêu trong đêm thanh vắng nghe càng não nùng.
Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

(PNTĐ) - Anh chị bước vào cuộc hôn nhân kiểu “rổ rá cạp lại”, mang theo “con anh, con em” để cùng nhau xây dựng một gia đình mới. Những tưởng, sẽ gây dựng được một tổ ấm sau những đổ vỡ trước đó, nhưng mọi thứ lại một lần nữa bất ổn với họ.
Mẹ chồng là tri kỷ

Mẹ chồng là tri kỷ

(PNTĐ) - Ngày về làm dâu, chị Nguyễn Bích Nhung (32 tuổi, huyện Quốc Oai, Hà Nội) kể, mẹ chồng nói với chị: “Một khi mẹ đón con về làm dâu thì mẹ sẽ coi con như con gái trong nhà. Mẹ không muốn con dâu phải khổ vì ngày xưa làm dâu mẹ đã khổ lắm rồi…”.
Kho báu của bố

Kho báu của bố

(PNTĐ) - Năm nào cũng thế, trước ngày sinh nhật tôi mấy ngày, bố tôi thể nào cũng gọi điện cho con gái và trịnh trọng thông báo: “Tôi đã cất vào kho lưu trữ của cô rồi nhé”. Kho lưu trữ của bố là một chiếc hộp thiếc, và thứ bố cất là tờ lịch của ngày 25 tháng 4”.