Nữ phi hành gia Arab đầu tiên bay vào không gian

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Là một kỹ sư, phi hành gia, doanh nhân người Ai Cập gốc Libăng, đồng thời là người sáng lập của “Sáng kiến không gian sâu” (DSI), Sara Sabry (30 tuổi) đã trở thành người phụ nữ Arab đầu tiên bay vào vũ trụ.

Người thực hiện “sứ mệnh mặt trăng”

Sau khi tốt nghiệp trường Lycee Francais du Care (Pháp) chuyên ngành Sinh học, Hóa học và dự bị y khoa, Sara Sabry tiếp tục lấy bằng cử nhân về kỹ thuật cơ khí tại Đại học Mỹ ở Cairo (Ai Cập). Với niềm đam mê nghiên cứu mãnh liệt, cô tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ về kỹ thuật y sinh tại Đại học Bách khoa Milan (Ý).

Tại đây, cô đã thực hiện nhiều nghiên cứu có giá trị, tập trung vào việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (Al) trong phẫu thuật y khoa có sự hỗ trợ của robot.

Bước ngoặt đưa Sabry đến với ngành công nghiệp vũ trụ là khi cô được lựa chọn để thực hiện "Sứ mệnh mặt trăng" kéo dài 2 tuần tại Ai Cập với vai trò nhân viên y tế của phi hành đoàn. Sứ mệnh này nhằm mô phỏng những điều kiện hết sức khắc nghiệt mà các phi hành gia phải trải qua trong không gian.

Nữ phi hành gia Arab đầu tiên bay vào không gian - ảnh 1
Sara Sabry. Ảnh: Int

Tiếp đến, năm 2022, Sabry vượt qua 7.000 ứng viên quốc tế để tham gia chương trình "Phi hành gia không gian dành cho nhân loại" ở Arab. Ngày 4/3/2022, cô trở thành người phụ nữ Arab đầu tiên đi vào vũ trụ trên chuyến bay mang tên "Blue Origin NS-22". Đây là chuyến bay dưới quỹ đạo được thực hiện ở độ cao trên 107km so với mực nước biển.

Chia sẻ về chuyến bay này, Sabry cho biết đó là trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời: "Khi cất cánh, tôi cảm thấy động cơ đang bốc cháy dưới chân mình và rất nhanh chóng, bầu trời chuyển từ xanh nhạt sang xanh thẫm rồi tím và đen. Đó là những tín hiệu duy nhất giúp tôi biết rằng tôi đã ở ngoài không gian.

Khung cảnh tuyệt đẹp và tôi đã rất kinh ngạc". Sabry cũng cho rằng, việc ra ngoài không gian đã phá vỡ mọi hiểu biết của bản thân, đồng thời khiến cô thay đổi các suy nghĩ về thế giới quan: "Đối với cá nhân tôi, điều đó đã thay đổi nhận thức của bản thân về quy mô của thế giới và mức độ kết nối của vạn vật". Bên cạnh đó, cô hiểu bản thân không bay vào vũ trụ một mình.

Đó không chỉ là một bước tiến lớn đối với cá nhân mà còn là của cả một tập thể: "Khi chúng ta dám ước mơ lớn, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được những điều tưởng như không thể. Chúng ta phá vỡ mọi ranh giới, viết nên lịch sử và đặt ra những thách thức mới cho tương lai", Sabry nói.

Mong xóa bỏ định kiến trong lĩnh vực vũ trụ

Hiện nay, Sabry đang tiếp tục theo học bằng tiến sĩ về "Khoa học hàng không vũ trụ" tại Đại học Bắc Dakota (Mỹ). Cô cũng đồng thời tiến hành các dự án nghiên cứu về trang phục cho phi hành gia tại "Phòng thí nghiệm về chuyến bay vũ trụ" do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ.

Ngoài ra, Sabry còn đóng vai trò tiên phong thành lập "Sáng kiến Không gian sâu (DSI)" - một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mở rộng khả năng tiếp cận không gian đến mọi người. Tổ chức này đã đưa ra hàng loạt chương trình cũng như sáng kiến nhằm khuyến khích các cá nhân, đặc biệt là những người thuộc các dân tộc ít người, tham gia vào lĩnh vực không gian.

Nhà khoa học cũng kỳ vọng những nỗ lực của bản thân cùng sự lan toả tới cộng đồng có thể giúp phá bỏ định kiến về việc những người không phải quốc tịch châu Âu hay Mỹ sẽ không có cơ hội để nhìn thấy Trái đất từ không gian.

Hiện tại, DSI đã thu hút khoảng 205 thành viên đến từ 28 quốc gia, đang làm việc trong 53 dự án về không gian. Sabry chia sẻ, trẻ em ở phương Tây lớn lên hoàn toàn có thể được cha mẹ cho phép tự do theo dõi các vụ phóng tên lửa, nhưng trẻ em ở thế giới Arab hầu như không biết về những kỳ tích này.

Đó là lý do tại sao cô đồng sáng lập "Chương trình Đại sứ Không gian với Cơ quan Vũ trụ Ai Cập" nhằm nâng cao hiểu biết về vũ trụ cho tất cả mọi người. Nhằm ghi nhận những cống hiến không mệt mỏi, bà Sabry đã nhận được nhiều giải thưởng và cống hiến của mình, bao gồm: Giải thưởng “Nhà lãnh đạo Không gian Mới nổi”...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

Nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới

(PNTĐ) - Ở tuổi 76, bà Sheikh Hasina tiếp tục được người dân tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Bangladesh nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp và được coi là: “nữ lãnh đạo Chính phủ tại vị lâu nhất thế giới”. Trong vai trò Thủ tướng, bà đã đưa đất nước tiến lên và đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng.
Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

Cần nghiêm trị hành vi bạo lực trẻ em

(PNTĐ) - Trong những ngày qua, dư luận vô cùng bức xúc khi chứng kiến câu chuyện thương tâm xảy ra với cậu bé học lớp 8 (trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội). Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ giữa hai học sinh lớp 8 và lớp 6 trên sân bóng rổ mà học sinh này đã bị đánh đến chấn thương sọ não nặng, tính mạng đang vô cùng nguy kịch.