Người phụ nữ tiên phong trong cuộc chiến chống Covid-19 tại châu Phi

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Dù chỉ sở hữu vóc dáng nhỏ nhắn, nhưng bà Matshidiso Moeti đã gánh vác trọng trách to lớn. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cùng người dân vượt qua “cơn bão” Covid-19 

Năm 2020 đánh dấu nhiệm kỳ thứ hai của bà Moeti tại WHO. Bà phải đối diện với thách thức cá nhân và chuyên môn khó khăn nhất, đó là giúp châu lục của mình ứng phó với đại dịch Covid-19 khi khu vực này đang “tụt hậu” so với phần còn lại của thế giới trong các nỗ lực xét nghiệm và tiêm chủng.

Mặc dù có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế cộng đồng nhưng việc giải bài toán thách thức trước những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 chưa bao giờ là dễ dàng với bà: “Khó khăn thực sự nằm ở việc tìm hiểu về loại virus mới này, cần phải thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh và giúp đỡ các quốc gia”, bà Moeti cho biết.

Không dừng lại ở việc phòng ngừa dịch bệnh, bà còn tham gia kêu gọi và hỗ trợ người dân châu Phi, nhất là phụ nữ - đối tượng chịu tác động nặng nề về nhiều mặt do Covid-19. Bà Moeti cho rằng đây vừa là thời cơ nhưng cũng chính là trở ngại do xã hội châu Phi vẫn còn bị thống trị bởi chế độ phụ hệ. “Tôi đang cố gắng hết sức không chỉ với tư cách là một kỹ thuật viên, một nhà quản lý và một nhà lãnh đạo, mà còn trong vai trò là một người phụ nữ của châu lục”, bà nói.

Người phụ nữ tiên phong trong cuộc chiến chống Covid-19 tại châu Phi - ảnh 1
Sự thành công của bà Moeti đã truyền cảm hứng phấn đấu 
cho nhiều phụ nữ châu Phi trở thành lãnh đạo tương lai
Ảnh: Fober

Phụ nữ nắm vai trò lãnh đạo trở thành chuẩn mực xã hội

Tiến sĩ Matshidiso Moeti là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vị trí Giám đốc WHO khu vực châu Phi. Vượt qua những định kiến giới và nạn phân biệt đối xử ở Nam Phi, bà đã nỗ lực để trở thành một trong những nhà quản lý y tế hàng đầu thế giới. Ở cương vị hiện tại, bà Moeti đã khởi xướng nhiều biện pháp sáng tạo và linh hoạt nhằm ứng phó khẩn cấp trước các cuộc khủng hoảng y tế ở 47/54 quốc gia châu Phi, đồng thời, đề xuất các chính sách tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe. 

Trước khi làm việc cho WHO, nữ chuyên gia 67 tuổi từng làm việc với Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) với tư cách là Trưởng nhóm của Tổ phụ trách châu Phi và Trung Đông tại Geneva, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) với tư cách Cố vấn Y tế khu vực Đông và Nam Phi và với Bộ Y tế Botswana với tư cách là bác sĩ và chuyên gia sức khỏe cộng đồng. 

Bên cạnh những cống hiến trong lĩnh vực y tế, bà Moeti còn là một trong những người tích cực đấu tranh vì sự công bằng và quyền lợi cho người dân châu Phi, đặc biệt là phụ nữ. “Tôi đang nỗ lực và hy vọng vào một ngày không xa, việc phụ nữ nắm vai trò lãnh đạo trong các tổ chức lớn không còn là chuyện gây chú ý, mà trở thành một phần tất yếu trong chuẩn mực xã hội”, bà chia sẻ.

Bằng những hành động thiết thực trên cương vị lãnh đạo WHO tại châu Phi, bà Moeti đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo các ứng viên nữ khi muốn xin việc đều được coi trọng như nam giới. Bà tự hào vì đã “cân bằng” được tỷ lệ 4 giám đốc nữ và 4 giám đốc nam thay vì chỉ có 3 nữ và 6 nam trong ban lãnh đạo của tổ chức như trước đây. 

Ngoài ra, ở châu Phi, phụ nữ thường phải chịu đựng nhiều bất công và gặp không ít khó khăn. Đại dịch càng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới hiện có tại châu lục này. Theo đó, phụ nữ phải đối mặt với nhiều bất ổn về kinh tế, tỉ lệ mang thai gia tăng, bên cạnh hàng loạt vấn đề về chăm sóc sức khỏe, vấn nạn bạo lực gia đình và tỉ lệ tiêm chủng thấp ở nữ giới. 

Nhận thức rõ những bất cập, nữ tiến sĩ đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn nạn này và đưa nó trở thành nhiệm vụ thiết yếu trong nhiệm kỳ của mình. Bà cũng cho rằng để giúp phụ nữ thoát khỏi bóng đen của đại dịch thì cần phải tiếp cận họ bằng các chiến dịch nâng cao nhận thức cũng như hỗ trợ kinh tế. Bất chấp các thách thức mà bản thân phải đối mặt, bà Moeti khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện việc chăm sóc sức khỏe người dân tại châu Phi, đặc biệt tập trung vào mục tiêu cải thiện cuộc sống của phụ nữ trẻ ở lục địa này. Sự thành công của bà Moeti đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ châu Phi bước ra khỏi vòng an toàn của mình, phấn đấu để trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

(PNTĐ) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại đang góp phần xây dựng một Thủ đô Hà Nội ngày một xanh.
Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

(PNTĐ) - Nữ cựu chiến binh Trần Thị Kim Dung, chi hội trưởng Cựu chiến binh Tổ dân phố Kim Bài - thị trấn Kim Bài là một trong những tấm gương sáng trên địa bàn huyện Thanh Oai trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuộc sống, bà là tấm gương bình dị, luôn tận tâm, trách nhiệm, vì công việc chung, vì cộng đồng. Trong gia đình, bà là người mẹ hiền, người vợ đảm đang.
Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

Cần mạnh mẽ hơn trong bảo vệ trẻ em

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhất là trẻ em gái vẫn diễn ra nghiêm trọng, được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh ở Việt Nam. Việc "lên tiếng” và giải quyết các vụ việc này cần phải được coi trọng hơn nữa, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và can thiệp nhanh chóng.
Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.
Những bước chân tiên phong trong lĩnh vực AI

Những bước chân tiên phong trong lĩnh vực AI

(PNTĐ) - Anima Anandkumar không chỉ là một nhà khoa học dữ liệu hàng đầu mà còn là một nhân vật tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Sự cống hiến và những đóng góp của cô không chỉ nằm ở các nghiên cứu đột phá mà còn ở sự cam kết thúc đẩy sự phát triển có đạo đức và bao trùm của AI.