Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chuyên gia Việt Nam học của Nga, PGS-TS Lịch sử tại Viện Các nước Châu Á và Châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva, ông Maxim Sunnerberg đã có bình luận về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu" của quân và dân Việt Nam.

Chiến thắng mang ý nghĩa toàn cầu

Ông Maxim Sunnerberg cho rằng trận Điện Biên Phủ đã trở thành đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1954, là chiến thắng lừng lẫy nhất của quân dân Việt Nam trước thế lực ngoại bang xâm lược.

"Tất nhiên, trước Điện Biên Phủ, Việt Nam từng giành được những chiến thắng oanh liệt như chiến thắng quân xâm lược Nguyên-Mông vào thế kỷ 13 v.v. Nhưng chính Điện Biên Phủ - chiến thắng trong cuộc chiến chống lại một cường quốc châu Âu đã mở ra trước toàn thế giới tầm vóc vinh quang của nghệ thuật quân sự Việt Nam, tài năng lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến công bất hủ của tập thể quân dân Việt Nam kiên cường, những người đã gánh vác chiến thắng trên đôi vai mình theo đúng nghĩa trực tiếp của từ ngữ", ông nói.

Chiến thắng Điện Biên Phủ còn có ý nghĩa toàn cầu, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

"Sau chiến thắng của Việt Nam ở Điện Biên Phủ, nhiều dân tộc thuộc địa đã đứng lên lật đổ chủ nghĩa thực dân, giành lại quyền làm chủ đất nước. Những người lính châu Phi trong đội quân lê-dương của Pháp trở về quê hương, mang theo bài học về chiến tranh nhân dân của Việt Nam, từ đó nhiều người trong số họ đã trở thành thủ lĩnh và chiến sĩ của phong trào giải phóng nhân dân ở nước mình”, vị chuyên gia cho hay.

Theo quan điểm của PGS-TS Maxim Sunnerberg, chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo tiền đề để Việt Nam khẳng định nền độc lập của mình. Hai tháng rưỡi sau chiến thắng, tối muộn ngày 20 tháng 7 theo giờ Geneva và rạng sáng ngày 21 tháng 7 theo giờ Hà Nội, Hiệp định Geneva đã được ký kết. Lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, trên bình diện pháp luật quốc tế xác nhận các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam là tự do độc lập và chủ quyền.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam - ảnh 1
Bộ đội Việt Nam cắm cờ trên cứ điểm của Pháp. Trận Điện Biên Phủ, năm 1954

Thế giới đón mốc kỷ niệm đặc biệt của chiến thắng

Tại Việt Nam, lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức với quy mô thực sự hoành tráng. Nhiều cuộc triển lãm và hội nghị, xuất bản các công trình khoa học, tiến hành các hoạt động lễ hội và liên hoan phim. “Tất cả những hoạt động này đều hướng tới mục đích phát huy bài học về di sản lịch sử, văn hóa, cách mạng, nuôi dưỡng lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam”, chuyên gia Nga đánh giá.

Theo ý kiến của PGS-TS Maxim Sunnerberg, cũng cần lưu ý đến mối quan tâm trên thế giới với mốc kỷ niệm này. "Ngay cả ở các nước cách xa Việt Nam về mặt địa lý như ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh cũng đang diễn ra các hội nghị kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ và vô số bài viết được đăng trên báo chí địa phương. Điều này nói lên một thành công khác từ chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam hiện nay trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh tích cực về Việt Nam trên thế giới", PGS-TS Maxim Sunnerberg nhận định.

Các anh hùng Điện Biên Phủ được tôn vinh ở Nga

Chuyên gia Việt Nam học của Nga cho biết: “Ở nước Nga cả thời Xô-viết lẫn hiện nay đều rất chú trọng đến chuyên ngành nghiên cứu Việt Nam. Nhiều tác phẩm xuất sắc của Việt Nam, trong đó có những bộ chính sử biên niên, văn học, lịch sử và tư liệu quân sự đã được dịch sang tiếng Nga. Lịch sử quân sự Việt Nam được chú ý nghiên cứu và phản ánh trong những ấn phẩm khoa học, bao trùm tất cả các thời kỳ từ cổ đại đến hiện đại.

Mối quan tâm đến trận Điện Biên Phủ cũng thể hiện trong bộ phim phát hành năm 1955, nhờ công sức làm việc tận tâm và chuyên nghiệp của nhóm quay phim Liên Xô do ông Roman Karmen đứng đầu. Đến Việt Nam vào tháng 5 năm 1954, các nhà làm phim Xô-viết này đã ghi lại nhiều thước phim tài liệu chân thực và sinh động về những sự kiện khác nhau trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phỏng vấn các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tướng lĩnh Việt Nam, trò chuyện với các anh hùng của trận Điện Biên Phủ, cũng như cảm tưởng của những tù binh người Pháp, cho thấy cảnh tượng độc đáo khi quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội vào tháng 10 năm 1954.

Bộ phim này cũng như cuốn nhật ký hành trình của Roman Carmen xuất bản tại Matxcơva năm 1957 đã là sự phát hiện-khám phá đích thực về Việt Nam dành cho hàng triệu khán giả và độc giả ở Nga cũng như nhiều nước khác.

Trong cuốn sách của ông, Roman Carmen đã dẫn lời tướng De Castries, chỉ huy quân đồn trú Điện Biên Phủ của Pháp nói về bộ đội Việt Nam: "Tôi sẽ coi mình là vị tướng hạnh phúc nhất thế giới nếu như có cơ hội chỉ huy những người lính giỏi giang tài trí như vậy".

Vị chuyên gia một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử và tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu" của quân và dân Việt Nam đã trở thành mốc son chói lọi không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn là tiền đề để các quốc gia thuộc địa đứng lên đòi quyền độc lập, tự chủ cho mình.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

(PNTĐ) -  Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Bắc Kinh ký ngày 30/10/2022, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Triển lãm  “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm“Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).
Kỳ họp thứ 7, chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Kỳ họp thứ 7, chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

(PNTĐ) - Sáng 19/5, tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế Quốc hội họp kỳ này chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm đối với chức danh này.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

(PNTĐ) - Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc ngày mai 20/5/2024, dự kiến sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi); Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho ý kiến về Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

(PNTĐ) - Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ chiến sĩ, văn sĩ… yêu nước lại nhắc lại kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ. Đó là niềm vinh dự, kỷ niệm quá đỗi linh thiêng và không thể nào quên được...
Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

(PNTĐ) - Với người trẻ, mặc dù chỉ biết Bác qua các bộ phim tư liệu, bài hát, phương tiện truyền thông, hay qua lời kể của ông bà… thế nhưng họ luôn dành một tình cảm đặc biệt kính trọng đối với Bác.