Chương trình “Mẹ đỡ đầu”, hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mô côi do ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19

Chia sẻ

Trong tháng 10, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã phát động và triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu” nhằm hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi do tác động của Covid-19 thời gian thực hiện từ ngày 20/10/2021.

Chương trình này nhằm vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân hưởng ứng chương trình; nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc/nuôi dưỡng trẻ em mồ côi (trước mắt tập trung trẻ mồ côi do dịch bệnh Covid) có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng. Thực hiện các hoạt động hiệu quả, thiết thực, đảm bảo quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. Các cấp Hội làm tốt vai trò kết nối giữa “Mẹ đỡ đầu” và trẻ em, giám sát thực hiện chính sách; tham gia điều phối nguồn lực hỗ trợ cho trẻ, đảm bảo công bằng, sử dụng hiệu quả nguồn lực.

 Chương trình “Mẹ đỡ đầu”, hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mô côi do ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 - ảnh 1Chương trình này với nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, tôn trọng các quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Hội nơi có tập thể, cá nhân là “Mẹ đỡ đầu” với cấp ủy, chính quyền, các trung tâm và tổ chức Hội cơ sở nơi trẻ sinh sống...

Phấn đấu 100% Hội LHPN cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc huyện/thị trên địa bàn cả nước tổ chức hoạt động đỡ đầu phù hơp với chỉ tiêu của chương trình. Phấn đấu 100% cơ sở Hội thuộc địa bàn có trẻ mồ côi do tác động của dịch bệnh Covid-19 hưởng ứng thực hiện kết nối/đăng ký/đồng hành hoặc trực tiếp làm mẹ đỡ đầu của trẻ

Đối tượng: -Trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch Covid (mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa, hoặc có người nuôi dưỡng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn).

- Trẻ mồ côi chưa được nhận đỡ đầu hoặc ít nhận được sự hỗ trợ. Tùy điều kiện ở địa phương, Hội LHPN cấp tỉnh có thể mở rộng đối tượng nhận đỡ đầu là trẻ mồ côi do những nguyên nhân khác.

Hoạt động: - Kết nối, hỗ trợ người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại bệnh viện, tại trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các gia đình;

- Vận động các đơn vị/tổ chức/cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, trực tiếp nhận chăm sóc, đỡ đầu hoặc hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ;

- Giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến trẻ mồ côi ở địa phương theo chức năng của Hội;

- Hỗ trợ, hướng dẫn trẻ em, gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng được tiếp cận đầy đủ chính sách của Nhà nước.

- Chú trọng hỗ trợ chăm sóc, tư vấn về tình cảm, tinh thần và đảm bảo an toàn cho trẻ trong môi trường gia đình, cộng đồng.

Cách thức đỡ đầu theo 2 hình thức: Trực tiếp và gián tiếp

Trực tiếp: Cá nhân/tổ nhóm phụ nữ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại gia đình, cộng đồng, trung tâm, bệnh viện…

Gián tiếp: Các tập thể/cá nhân nhận đỡ đầu thông qua gia đình, người nuôi dưỡng; hoặc hỗ trợ, tài trợ qua Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” tại các cấp Hội.

Trong đó: Khuyến khích vận động các tổ chức cá nhân nhận đỡ đầu để đảm bảo sự ổn định về môi trường sống, tâm sinh lý của trẻ. Mỗi tập thể, tổ/nhóm, cá nhân có thể nhận đỡ đầu một hoặc nhiều trẻ. Khuyến khích cam kết nhận đỡ đầu các con đến khi trưởng thành hoặc trong một thời gian nhất định theo điều kiện/khả năng của tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu hoặc nguyện vọng của gia đình.

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Trao giải cuộc thi Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội năm 2024

Trao giải cuộc thi Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội năm 2024

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Chuỗi hoạt động “Ngày hội Phụ nữ trên hành trình chuyển đổi số”, chiều ngày 18/5/2024, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” năm 2024 và triển lãm trưng bày sản phẩm Cuộc thi.
Tăng hàm lượng chất xám vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Tăng hàm lượng chất xám vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Cần có chính sách đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học- công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo là những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà. Làm thế nào để khơi thông nội lực, phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là đối với doanh nghiệp do nữ làm chủ. Đây cũng chính là nội dung tọa đàm “Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ - đổi mới sáng tạo” do Hội LHPN Hà Nội tổ chức sáng ngày 18/5, trong khuôn khổ “Ngày hội Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo” đang diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.