Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30%

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 25/6, thảo luận tại tổ về nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, các đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí cao việc Chính phủ thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương với nhiều điểm tiến bộ. Tuy nhiên, với mức tăng 30% lương cơ sở, các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ đối diện với nhiều khó khăn.

Đại biểu Lê Quân (Đoàn Hà Nội) bày tỏ sự nhất trí với việc thực hiện tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024. Tuy nhiên, theo đại biểu, bản chất của cải cách tiền lương phải đi cùng vị trí việc làm, năng lực làm việc và kết quả làm việc.

Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30% - ảnh 1
Đại biểu Lê Quân (đoàn Hà Nội)

Nghị quyết số 27-NQ/TƯ hướng tới trả lương theo vị trí việc làm, cải cách được việc phân công, bố trí công việc. Trong đó, năng lực chuyên môn sáng tạo, kỹ năng tốt... thì đòi hỏi phải lương cao hơn. Song thực tế hiện nay chúng ta đang dùng bằng cấp để xếp lương. 

Theo đại biểu, việc tăng 30% lương cơ sở là quan trọng, Chính phủ thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương có nhiều điểm tiến bộ, trong đó đã bù đắp thu nhập cho những người hưởng mức lương dưới 3,2-3,5 triệu đồng/tháng.

Đại biểu Lê Quân cho rằng, thực tế điều này sẽ là khó khăn đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có thực trạng tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì vậy, đại biểu đề nghị nên cho phép đơn vị nào xây dựng vị trí việc làm thì thực hiện luôn và cần cân nhắc đối với các đơn vị sự nghiệp, nhất là đơn vị đã thực hiện tự chủ, đơn vị khối giáo dục, y tế…

Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30% - ảnh 2
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội)

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Bộ Nội vụ, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) cho rằng, trong tình hình hiện nay thì phương án Chính phủ trình là khả thi nhất, bảo đảm ổn định khi thực hiện.

Đại biểu cũng đồng ý với những khó khăn của Chính phủ nêu báo cáo trong xây dựng bảng lương mới, phê duyệt vị trí việc làm. Thực tế cho thấy việc xây dựng vị trí việc làm còn nhiều khó khăn, có nhiều vị trí chưa xây dựng được do các bộ, ban, ngành chưa hướng dẫn vị trí việc làm đó.

Về 5 nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, theo đại biểu, tổng nhu cầu kinh phí cho tăng lương cơ sở khoảng 913 nghìn tỷ đồng, được cân đối trong ba năm 2024-2026. Tuy nhiên, trong báo cáo Chính phủ chưa làm rõ có làm tăng tổng chi ngân sách nhà nước không, hay làm giảm các nguồn chi khác.

Đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc áp dụng với các đơn vị sự nghiệp, cụ thể với ngành Y tế, tăng lương sẽ làm tăng giá dịch vụ y tế. Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động về tăng giá tiêu dùng khi tăng lương và tính lại thuế thu nhập cá nhân, xem xét mức giảm trừ gia cảnh.

Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30% - ảnh 3
Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội)

Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội) cho rằng, Chính phủ đã nhìn thấy các bất cập, khó khăn và thẳng thắn nêu trong báo cáo. Chính phủ cần đánh giá sâu hơn về cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, đồng thời tích cực tinh giản biên chế; giảm dần phụ cấp một số ngành không phù hợp.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khối y tế, giáo dục thực hiện tự chủ thì việc tăng 30% lương cơ sở là rất lớn. Với các trường khối nông nghiệp, tự chủ đã là rất cố gắng, khi tăng lương, cơ sở giáo dục sẽ tăng học phí, ảnh hưởng đến sinh viên... Vì vậy, đại biểu đề nghị nếu bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2024, đơn vị nào đã sẵn sàng thì thực hiện, còn lại nên vận động tuyên truyền.

Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30% - ảnh 4
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai

Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho biết, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục báo cáo Quốc hội đánh giá tác động kỹ phương án nguồn thực hiện với đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, có ý kiến đề nghị đơn vị nào sẵn sàng thì thực hiện ngay, còn những đơn vị còn khó khăn thì phải có phương án khả thi. Cùng đó, xem xét giảm trừ gia cảnh khi thực hiện thuế thu nhập cá nhân; có biện pháp kiểm soát giá tiêu dùng, tránh tình trạng lương chưa tăng giá đã tăng.

Tin cùng chuyên mục

MobiFone “đại thắng” tại lễ công bố và vinh danh top 500 doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024

MobiFone “đại thắng” tại lễ công bố và vinh danh top 500 doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024

(PNTĐ) - Với những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đóng góp cho nền kinh tế xã hội cũng như cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, ngày 12/12 tại Hà Nội, MobiFone được vinh danh Top 500 doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam (VALUE500), top 50 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất (MAE50) và top 10 nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam (VBW10).
Trung tâm dữ liệu MobiFone Node 3 vinh dự nhận chứng chỉ ANSI/TIA-942 Rated 3

Trung tâm dữ liệu MobiFone Node 3 vinh dự nhận chứng chỉ ANSI/TIA-942 Rated 3

(PNTĐ) - Trung tâm dữ liệu MobiFone Node 3 trở thành một trong số ít các Trung tâm dữ liệu quy mô lớn tại TP.HCM đạt tiêu chuẩn ANSI/TIA-942 Rated 3. Đây là chứng chỉ quốc tế uy tín nhất về xây dựng và vận hành Trung tâm dữ liệu, thuộc bộ tiêu chuẩn ANSI/TIA-942 do Hiệp hội công nghiệp viễn thông của Hoa Kỳ ban hành, được cấp bởi tổ chức Enterprise Products Intergration Pte Ltd (EPI) – Đơn vị đánh giá độc lập, cấp chứng nhận ANSI/TIA-942 số một thế giới.