Để trẻ em gái có cơ hội phát triển toàn diện

Chia sẻ

Vượt qua tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, nhiều gia đình có con một bề là gái đã nỗ lực thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình, dừng lại ở hai con để nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, gia đình hạnh phúc.

Sinh con gái một bề vẫn hạnh phúc

Nhiều năm nay, gia đình chị Đỗ Thị Phương Mai (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa. Anh chị được tiếng ở khu dân cư là đã nuôi dạy hai cô con gái giỏi giang, ngoan ngoãn, biết yêu thương bố mẹ, khiến không khí gia đình lúc nào cũng tràn ngập yêu thương.

Chị Mai kể, khi con gái đầu 10 tuổi, gia đình chồng thúc giục chị sinh thêm cháu nữa, và rất mong ước đó là cháu trai. “Chồng tôi là con trai trưởng nên trách nhiệm phải sinh được cháu đích tôn luôn đè nặng. Khi cháu thứ hai ra đời vẫn là gái, mặc dù chịu nhiều sức ép, nhưng tôi thống nhất với chồng là chỉ dừng lại hai con để nuôi dạy con tốt” - chị Mai nói. Hiện con gái lớn của anh chị đã tốt nghiệp loại giỏi học viện Ngoại giao, con gái bé đang là học viên triển vọng của trường nghệ thuật. Hỏi về bí quyết để gia đình luôn hạnh phúc, chị Mai cho biết, chỉ cần gạt đi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, để nuôi dạy các con tử tế thì trong tổ ấm sẽ chan chứa niềm vui. Sau này, các con đi đâu, làm gì, bố mẹ cũng sẽ dõi theo và tự hào về những bước đi của các cháu.

Cùng tâm sự với chị Mai, vợ chồng chị Đặng Thị Hồng (SN 1987, trú tại phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) dễ dàng trút bỏ gánh nặng “phải sinh con trai để nối dõi tông đường”. Chồng chị Hồng là con một nên đôi lúc, bản thân chị cũng bị áp lực về việc “cố” thêm đứa con trai. Nhưng, anh đều gạt đi, bảo trong gia đình từ chị gái, chú ruột anh đều sinh con một bề là gái mà vẫn hạnh phúc, êm ấm. Sinh con trai hay con gái không quan trọng bằng nuôi dạy con tốt. Nhờ đó, chị đã tháo gỡ được “nút thắt” trong lòng.

Chia sẻ về các gia đình sinh con một bề là gái trên địa bàn, ông Phan Đức An, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín cho biết, nhiều gia đình ở địa phương đã nhận thức việc sinh nhiều con, hoặc cố sinh để có con trai thì sẽ khó nuôi dạy con đến nơi đến chốn, con cái không được bằng bạn bằng bè, cảm thấy tự ti. Chính vì vậy, những năm qua, nhân dân xã Hà Hồi đã nâng cao ý thức về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tập trung làm kinh tế, nuôi dạy các con thật tốt, dù là trai hay gái.

Với các gia đình sinh con một bề là gái mà vẫn muốn sinh thêm, xã sẽ tuyên truyền, vận động, nhờ các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, những người có uy tín trong cộng đồng… góp thêm tiếng nói giúp các gia đình thay đổi hành vi, góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính và bất bình đẳng giới.

Gia đình hạnh phúc với hai con gái ngoan ngoãn, học giỏi của chị HồngGia đình hạnh phúc với hai con gái ngoan ngoãn, học giỏi của chị Hồng (Ảnh: HN)

Bình đẳng giới để giảm chênh lệch giới tính khi sinh

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đang ngày càng chênh lệch (trên 111,5 bé trai/100 bé gái), điều này phản ánh sự mất cân bằng giới tính, đe dọa tình trạng bất bình đẳng giới. Trong đó, việc lựa chọn giới tính trước khi sinh phản ánh vấn đề này. Các nghiên cứu quốc tế và Việt Nam cũng chỉ ra hệ luỵ dẫn tới cấu trúc gia đình và các vấn đề xã hội trong tương lai của tình trạng mất cân bằng giới tính chính là sự thiếu hụt số trẻ em gái, dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi.

Dự báo, đến năm 2026, Việt Nam sẽ thừa tới 1,38 triệu đàn ông. Nếu không kiểm soát và can thiệp kịp thời để chặn đứng sự mất cân bằng giới tính khi sinh, thì đến năm 2050, theo khuyến cáo, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3-4,3 triệu phụ nữ. Các nhà khoa học xã hội cho rằng, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ liên quan đến quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân. Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ giới và phải đối mặt với hệ quả khó khăn khi tìm kiếm bạn đời, dẫn đến trì hoãn hôn nhân hoặc tăng tỷ lệ độc thân…

Để góp phần từng bước khống chế gia tăng tốc độ mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới giảm dần và đạt mức cân bằng tự nhiên, thì việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội là việc làm vô cùng quan trọng và đóng vai trò quyết định. Bà Naomi Kitahari, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng: "Bình đẳng giới với phụ nữ và trẻ em gái rất quan trọng. Không quốc gia nào trên thế giới có thể đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) mà không cần tới bình đẳng giới. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ là quốc gia đi đầu trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới".

Chia sẻ với phóng viên, bà Đào Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cũng nhấn mạnh, huyện đã luôn nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình nhằm giảm thiểu tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh, tuyên truyền thay đổi nhận thức về bình đẳng giới của người dân bằng các mô hình, hội thi, diễn đàn để trẻ em được lên tiếng, nâng cao kỹ năng về phòng chống xâm hại, bạo lực.

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ TP Hà Nội cho biết, 9 tháng đầu năm 2021, tỷ số giới tính khi sinh toàn thành phố là 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái, dự kiến cuối năm không quá 113 trẻ trai/100 trẻ gái. Toàn thành phố đã xuất hiện nhiều gương điển hình thực hiện tốt chính sách dân số, quan niệm “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ” đã trở nên quen thuộc với hầu hết gia đình. Những gương sáng gia đình có con một bề là gái chăm ngoan, học giỏi đã tạo sự lan tỏa, nhân lên hạnh phúc và góp phần thực hiện tốt chính sách dân số, cân bằng giới tính, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội và cả nước.

QUỲNH AN – MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

(PNTĐ) - Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc ngày mai 20/5/2024, dự kiến sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi); Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho ý kiến về Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

(PNTĐ) - Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ chiến sĩ, văn sĩ… yêu nước lại nhắc lại kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ. Đó là niềm vinh dự, kỷ niệm quá đỗi linh thiêng và không thể nào quên được...
Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

(PNTĐ) - Với người trẻ, mặc dù chỉ biết Bác qua các bộ phim tư liệu, bài hát, phương tiện truyền thông, hay qua lời kể của ông bà… thế nhưng họ luôn dành một tình cảm đặc biệt kính trọng đối với Bác.
Hơn 60 gian hàng nông sản tiêu biểu phục vụ người dân và du khách tại Thành cổ Sơn Tây

Hơn 60 gian hàng nông sản tiêu biểu phục vụ người dân và du khách tại Thành cổ Sơn Tây

(PNTĐ) - Tối 18/5, tại không gian phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc Tuần hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện môi trường của Thủ đô Hà Nội và Hội Nông dân các tỉnh, thành phố.