Di tích kêu cứu, chính quyền kêu lịch sử để lại?!

Chia sẻ

Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của Ban Khánh tiết cụm di tích đình, chùa xã La Phù, huyện Hoài Đức về việc Cụm di tích cấp quốc gia xã La Phù bị xâm hại trong khi chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn. Phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã vào cuộc, tìm hiểu sự việc.

Theo Ban Khánh tiết Cụm di tích đình, chùa xã La Phù, cần hoàn thiện hồ sơ khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc giới di tích phục vụ công tác quản lý di tích dựa trên việc tôn trọng bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đã được lập từ năm 1986.Theo Ban Khánh tiết Cụm di tích đình, chùa xã La Phù, cần hoàn thiện hồ sơ khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc giới di tích phục vụ công tác quản lý di tích dựa trên việc tôn trọng bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đã được lập từ năm 1986.

Bức xúc kéo dài nhiều năm

Theo phản ánh của ông Ngô Đình Quyên, Phó ban Khánh tiết, Cụm di tích đình chùa xã La Phù (đình làng La Phù, chùa Trung Hưng, chùa Cả) đã có lịch sử hàng ngàn năm, các kiến trúc hiện còn có tuổi đời trên 500 năm. Trong đó, đình làng thờ Đức Thượng đẳng là danh tướng từ thời vua Hùng dựng nước, chùa Trung Hưng thờ Phật và Tam vị Đức thánh Tổ là 3 vị quốc sư thời Lý có công lao hộ quốc an dân. Trong khuôn viên Cụm di tích còn có 3 cây đa trên 500 năm tuổi được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam xếp hạng Cây di sản Việt Nam.

Ngày 22/3/1988, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 191/VH-QĐ về việc công nhận xếp hạng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia đối Cụm di tích đình, chùa xã La Phù. Quyết định này được ban hành trên cơ sở Hồ sơ xếp hạng kèm theo Biên bản quy định khu vực bảo vệ di tích ngày 4/12/1986 và Bản đồ khoanh vùng bảo vệ khu di tích La Phù do chính quyền 3 cấp (xã, huyện, thành phố) và Sở Văn hóa - Thông tin lập, tỷ lệ 1/1000 (có chữ ký và dấu của cấp thẩm quyền). Như vậy, xét cả trên phương diện lịch sử và pháp lý, Cụm di tích Đình làng La Phù, chùa Trung Hưng có đầy đủ cơ sở để được bảo vệ.

Đình La PhùĐình La Phù

Tuy nhiên, ông Ngô Đình Quyên cho biết thêm, hàng chục năm qua, Cụm di tích cấp quốc gia này thường xuyên bị xâm hại. Trong đó, chính quyền địa phương hiện vẫn đang mượn một phần diện tích đất của Cụm di tích để làm trường học, nhà văn hóa. Ngoài ra còn một khu chợ tạm cũng đang họp trên đất của Cụm di tích. Ban Khánh tiết và đồng dân xã La Phù đã nhiều lần đề nghị UBND xã di chuyển trường học, nhà văn hóa và chợ tạm đến khu vực khác để tôn tạo, nâng cấp khuôn viên cụm di tích phù hợp với nơi tâm linh. Tuy nhiên, đến nay, việc di dời vẫn chưa được thực hiện.

Bức xúc của các thành viên Ban Khánh tiết và một số đồng dân xã La Phù kéo dài nhiều năm qua tiếp tục được “xới” lại khi mới đây, hộ gia đình ông Trịnh Đắc Trí xây nhà cao tầng sát với Tam Bảo - Chùa Trung Hưng.  Theo ông Ngô Đình Quyên, khu đất của gia đình ông Trịnh Đắc Trí (đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ  I của di tích đình-chùa La Phù. Việc xây dựng này đã vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa, làm phá vỡ cảnh quan của Cụm di tích.

Trường mầm non hiện vẫn đang Trường mầm non hiện vẫn đang "đặt nhờ" trên đất thuộc khuôn viên Cụm di tích

Chưa hết, cũng theo ông Quyên, tháng 10/2021, UBND xã La Phù lại tổ chức một cuộc họp về việc “điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Trung Hưng và đình làng La Phù”. Theo đó, phương án điều chỉnh được đưa ra là loại bỏ vùng bảo vệ II, tách riêng diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích khu vực chùa Trung Hưng và diện tích đình làng La Phù (trái với Quyết định xếp hạng di tích quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Dự kiến điều chỉnh cũng không đề cập đến việc di dời chợ tạm, nhà văn hóa, nhà mẫu giáo ra khỏi khuôn viên Cụm di tích.

Trước thực tế này, thay mặt thành viên Ban Khánh tiết và một số đồng dân, ông Ngô Đình Quyên đề nghị:

Thứ nhất, chính quyền địa phương phải khẩn trương tháo dỡ công trình nhà ở xây dựng trái phép của gia đình ông Trịnh Đắc Trí trong vùng bảo vệ I của di tích.

Thứ hai, cần hoàn thiện hồ sơ khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc giới di tích phục vụ công tác quản lý di tích dựa trên việc tôn trọng bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đã được lập từ năm 1986.

Thứ ba, đối với các công trình như nhà trẻ, nhà văn hóa, chợ đang “đặt tạm” trên đất của Cụm di tích, Ban Khánh tiết giữ nguyên quan điểm cần phải di dời. Tuy nhiên, nếu chưa có điều kiện di dời ngay, chính quyền cần ra văn bản khẳng định việc “mượn” tạm đất của Cụm di tích để tránh việc thay đổi sau này.

Nhà văn hóa cũng đang Nhà văn hóa cũng đang "mượn đất" của Cụm di tích đình, chùa xã La Phù.

Chính quyền: Đây là lịch sử để lại

Trước lá đơn kêu cứu trên, phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô đã làm việc với đại diện chính quyền xã La Phù. Bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch xã khẳng định, việc trường học, nhà văn hóa, chợ… đang đặt trên đất của Cụm di tích là do lịch sử để lại (từ những năm 50-60 của thế kỷ trước) chứ không phải bây giờ mới xuất hiện. Vì vậy, thông tin cho rằng, chính quyền “lấy đất” của cơ sở tín ngưỡng tôn giáo là không đúng. Thực tế, chính quyền xã chưa có động thái nào thay đổi hiện trạng sử dụng đất liên quan đến khuôn viên di tích.

Trả lời về hướng xử lý, theo bà Bình, đối với chợ dân sinh, chính quyền xã không có dự kiến tu sửa, nâng cấp hay xây dựng chợ tại khu vực họp tạm hiện nay do không đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường. Trong quy hoạch sử dụng đất đang trình Thành phố, UBND xã dự kiến sẽ chuyển chợ tới vị trí khác. Sau khi chợ được di chuyển, vị trí chợ hiện nay sẽ được chỉnh trang, tôn tạo như trồng cây xanh, làm vườn hoa để làm đẹp khu vực di tích.

Ngôi nhà của hộ gia đình ông Trịnh Đắc Trí bị phản ánh xây sát với Tam Bảo-Chùa Trung HưngNgôi nhà của hộ gia đình ông Trịnh Đắc Trí bị phản ánh xây sát với Tam Bảo-Chùa Trung Hưng

Đối với việc xây dựng của hộ gia đình ông Trịnh ĐắcTrí, theo quy định, ở nông thôn, khi xây dựng nhà ở khu dân cư không cần xin cấp phép xây dựng. Chính quyền địa phương đã kiểm tra, thấy rằng hộ ông Trí có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ dân cũng ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường khi xây dựng.

Hiện nay, không chỉ đất của hộ gia đình ông Trí mà một số hộ dân khác cũng nằm trong vùng quản lý lõi của Cụm di tích. Tuy nhiên, những hộ dân này đã ở ổn định từ trước khi quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích chứ không phải bây giờ mới tới (thể hiện trên bản đồ từ năm 1938). Sau khi có phản ánh, chính quyền xã đã yêu cầu hộ ông Trí tạm dừng việc thi công. Song, phía ông Trí cũng lại có kiến nghị về quyết định đình chỉ của xã. Thực tế, không có căn cứ kết luận việc xây dựng nhà ở của hộ ông Trí là trái phép. Vì vậy, UBND xã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Sở Văn hóa- Thông tin Hà Nội.

Đối với phản ánh về dự kiến “điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích”, theo bà Bình, xuất phát từ bất cập ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng nhà ở, các quyền sử dụng đất của người dân cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý, thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa - Thông tin, UBND huyện Hoài Đức, UBND xã đã giao Ban quản lý di tích lấy ý kiến về đề xuất phương án điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Trung Hưng và đình làng La Phù.

Theo đó, căn cứ theo hiện trạng sử dụng, căn cứ Bản đồ chính quy cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000, diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích khu vực chùa Trung Hưng có tổng diện tích 4.518,8 m2 và diện tích đình làng La Phù rộng 2.271,9 m2 thuộc vùng bảo vệ I; đề nghị không có khu vực bảo vệ II vì theo quy định của Luật di sản văn hóa, đối với các khu di tích nằm trong khu dân cư không có vùng bảo vệ II.

Nếu Ban quản lý di tích thống nhất phương án sẽ tiếp tục lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, sau đó tiếp thu, điều chỉnh trước khi trình UBND xã cũng như cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện nay, do chưa nhận được ý kiến đồng thuận nên việc lấy ý kiến đang dừng lại ở phạm vi Ban quản lý di tích và chưa đưa ra cộng đồng dân cư.

Về hướng giải quyết tiếp theo, UBND xã La Phù chờ xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên. Báo Phụ nữ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc này.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 7, chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Kỳ họp thứ 7, chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

(PNTĐ) - Sáng 19/5, tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế Quốc hội họp kỳ này chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm đối với chức danh này.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

(PNTĐ) - Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc ngày mai 20/5/2024, dự kiến sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi); Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho ý kiến về Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

(PNTĐ) - Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ chiến sĩ, văn sĩ… yêu nước lại nhắc lại kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ. Đó là niềm vinh dự, kỷ niệm quá đỗi linh thiêng và không thể nào quên được...
Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

(PNTĐ) - Với người trẻ, mặc dù chỉ biết Bác qua các bộ phim tư liệu, bài hát, phương tiện truyền thông, hay qua lời kể của ông bà… thế nhưng họ luôn dành một tình cảm đặc biệt kính trọng đối với Bác.
Hơn 60 gian hàng nông sản tiêu biểu phục vụ người dân và du khách tại Thành cổ Sơn Tây

Hơn 60 gian hàng nông sản tiêu biểu phục vụ người dân và du khách tại Thành cổ Sơn Tây

(PNTĐ) - Tối 18/5, tại không gian phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc Tuần hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện môi trường của Thủ đô Hà Nội và Hội Nông dân các tỉnh, thành phố.