Đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước:

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Nguyễn Nam
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh! - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Bình ký các văn bản tại Hội nghị Paris năm 1973. Ảnh: Tư liệu

"Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" trong kháng chiến cứu nước
Năm 1930, tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản từ ngày 6/1/1930-8/2/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn ra quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội Phụ nữ Giải phóng. Quyết định này đã khẳng định sự coi trọng vai trò của phụ nữ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng từ những ngày đầu tiên thành lập.

Ngày 3/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký Nghị định cho phép thành lập Hội LHPN Việt Nam. Kể từ khi ra đời và trải qua các thời kỳ, Hội LHPN Việt Nam đã không ngừng phát triển với nhiều phong trào rộng khắp, trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia vào sự nghiệp giải phóng giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. 

Năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt Nam đã động viên các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở vùng hậu phương, phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong lao động sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu "Hậu cần tại chỗ" phục vụ quân đội, góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh thắng giặc Pháp. Trong vùng địch tạm chiếm, phụ nữ là lực lượng đấu tranh quan trọng, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tin tưởng vào đường lối kháng chiến của Đảng, tạo mọi điều kiện ủng hộ cuộc kháng chiến. Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp phụ nữ trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã góp phần to lớn vào chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng miền Nam tạm thời dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai. Vì thế, từ năm 1954-1975, phong trào phụ nữ đã xác định những nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình cách mạng của hai miền Nam, Bắc.

Tại miền Nam, Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát động hàng ngàn cuộc đấu tranh chính trị lớn nhỏ, huy động nhiều tầng lớp phụ nữ tham gia biểu tình phản đối tội ác của Mỹ - ngụy. Năm 1960, "Đội quân tóc dài" ra đời trong phong trào Đồng khởi ở Bến Tre và đã phát triển rộng khắp trong toàn miền Nam, thu hút hàng triệu chị em phụ nữ tham gia, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với những đóng góp đó, phong trào phụ nữ miền Nam đã vinh dự được TƯ Đảng tặng 8 chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

Tại miền Bắc, từ năm 1954 thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH, đồng thời làm hậu phương lớn cho “tiền tuyến” miền Nam, những phong trào thi đua do Hội LHPN Việt Nam phát động như: Phong trào thi đua “5 tốt”, phong trào “3 đảm đang” đã thu hút nhiều chị em "tay búa, tay súng", "tay cày, tay súng" trong sản xuất, chiến đấu, quyết tâm hoàn thành xuất sắc kế hoạch Nhà nước, góp phần vào thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước.
Những nữ tướng trong đấu tranh giải phóng dân tộc 
Tiếp nối truyền thống yêu nước của Bà Trưng, Bà Triệu, trong cuộc đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc ở hai miền Nam-Bắc đều ghi dấu những nữ tướng huyền thoại tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam với lòng yêu nước bất khuất, trí tuệ, bản lĩnh trên mọi mặt trận từ chiến đấu với kẻ thù trong nước lẫn đấu tranh với kẻ thù trên trường quốc tế như: Nữ tướng Nguyễn Thị Định - nguyên Phó Tổng tư lệnh quân Giải phóng miền Nam, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Bình, nữ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên…

Bà Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, là em của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước và cách mạng. Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng và 2 năm sau vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi chồng hy sinh, bà gửi lại con nhỏ cho mẹ rồi thoát ly tham gia hoạt động cách mạng tại tỉnh nhà. Với lòng yêu nước mãnh liệt, nhiều mưu trí, bà được Tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam bộ và xin vũ khí chi viện. Bà đã cùng các đồng chí của mình vượt trùng dương đưa được 12 tấn vũ khí chi viện cho miền Nam an toàn.

Năm 1961, bà được bầu làm Hội trưởng Hội LHPN giải phóng miền Nam, đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát huy tác dụng của “Đội quân tóc dài”. Năm 1965, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam, và được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam đến năm 1975.

Sau khi miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, bà Nguyễn Thị Định đã được Đảng và Nhà nước phân công giữ nhiều chức vụ trọng trách mới như: Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI; Đại biểu Quốc hội khóa VI, VII, VIII; Chủ tịch Hội LHPN. Từ 1987-1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng làm tốt nhiệm vụ được giao, để lại nhiều dấu ấn đổi mới.

Cùng với nữ tướng Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Bình cũng đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc với kẻ thù trên phương diện quốc tế, trong đó đặc biệt nhất là sự kiện đàm phán và ký Hiệp định Paris. 

Hiệp định Paris - Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27/1/1973 tại Paris (Pháp) mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đây cũng là sự kiện tạo thời cơ mới cho cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới, mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Bà Nguyễn Thị Bình bấy giờ giữ vai trò là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Khi Hiệp định Paris được ký kết, bà là người đại diện của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, một trong bốn bên ký vào bản Hiệp định.

Bà Nguyễn Thị Bình sinh ngày 26/5/1927, tại quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc. Năm 1948, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1951, bà bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1954, bà ra tù và tham gia vào phong trào hòa bình đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. Năm 1955, bà được điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động ở mảng đối ngoại, kiêm Phó Tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng. Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam. Ngày 6/6/1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, bà được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó, bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Từ năm 1968-1972, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris.

Trong cuốn “Hồi ký Nguyễn Thị Bình - Gia đình, bạn bè và đất nước” của mình, bà kể lại: “Trong bốn đoàn đàm phán, chỉ đoàn miền Nam chúng tôi là có thành viên nữ, đại diện nữ, đó cũng là lợi thế... Suốt 4 năm liền, mỗi ngày thứ năm hằng tuần, chúng tôi lại đến trung tâm hội nghị Kléber làm nhiệm vụ nói rõ chính nghĩa vì hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất của toàn dân Việt Nam. Cùng với đó là những buổi họp báo quốc tế liên miên, căng thẳng, có lúc truyền hình trực tiếp tới Mỹ hơn hai tiếng đồng hồ. Các nhà báo chủ yếu xoay quanh lập trường Mỹ và Việt Nam tại bàn đàm phán. Tuy hồi hộp, tôi vẫn cố gắng bình tĩnh đối đáp đàng hoàng, mạnh mẽ nhưng hòa nhã, nêu rõ thiện chí của chúng ta muốn tìm giải pháp chính trị, chấm dứt đau khổ của nhân dân và cũng kiên quyết đến cùng vì tự do, độc lập, thống nhất thiêng liêng của đất nước”.

Để Hiệp định Paris được ký kết, đã có 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 201 phiên họp công khai, 500 buổi họp báo và 1.000 cuộc phỏng vấn. Bà Nguyễn Thị Bình đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của một phụ nữ Việt Nam thông minh, sắc sảo, tài giỏi khiến bạn bè quốc tế khâm phục. 

Sau khi thống nhất đất nước, bà giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Ủy viên TƯ Đảng khóa V, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Tháng 9/2002, bà nghỉ hưu. Từ năm 2023 đến nay, và là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

(PNTĐ) - Ngày 6/5, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Phạm Văn Kiên (SN 1982), Bùi Xuân Thành (SN 1990) và 10 bị cáo khác đều ở Thanh Trì, Hà Nội ra xét xử về tội “Cướp tài sản”, “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1985, ở Hà Giang).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(PNTĐ) - Sáng 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu đoàn đại biểu thành phố đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và đại diện lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Thủ đô.
Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

(PNTĐ) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.