Thúc đẩy bình đẳng giới – cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đồng chủ trì Phiên thảo luận là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Guerrier Julien và Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers.

Thúc đẩy bình đẳng giới – cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam - ảnh 1
Toàn cảnh Phiên thảo luận

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG) và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Các chính sách và quy định của pháp luật hiện nay về BĐG đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ Việt Nam phát huy tiềm năng to lớn trong thời đại mới, tiên phong đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu, khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2045.

Thúc đẩy BĐG nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp (TTPL&TCTP) đã và đang được Việt Nam đảm bảo thực hiện. Trong xây dựng, TTPL&TCTP, BĐG ngày càng được đảm bảo thực hiện trên thực tế, từ lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật, bảo đảm BĐG trong thi hành pháp luật, tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý đến tăng cường điều tra thân thiện với người chưa thành niên và nhạy cảm giới; nâng cao hiệu quả xét xử nhằm thúc đẩy BĐG trong hoạt động tranh tụng của tòa án; thí điểm đưa BĐG vào đào tạo tại các trường đại học chuyên ngành Luật và đào tạo nghề tư pháp nhằm thúc đẩy BĐG từ quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật...

Tất cả những nỗ lực của Việt Nam thời gian qua đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận trong thực hiện các cam kết quốc tế về BĐG, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Mặc dù vậy, BĐG ở Việt Nam vẫn cần tiếp tục được thúc đẩy để phụ nữ và trẻ em gái - vốn là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương - có thêm nhiều hơn nữa các cơ hội bình đẳng trong xây dựng, TTPL&TCTP, tiến tới xóa bỏ triệt để các định kiến về giới trong mọi lĩnh vực; đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu kiên định của Nhà nước Việt Nam trong tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có xây dựng, TTPL&TCTP.

Bộ Tư pháp cùng các cơ quan pháp luật, tư pháp, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, những đề xuất, kiến nghị cũng như sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, giúp các cơ quan có liên quan của Việt Nam hành động hiệu quả hơn trong việc tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế về BĐG nhằm tăng cường TTPL&TCTP.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, ở Việt Nam, chủ trương và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là dành những gì tốt nhất có thể để thúc đẩy, bảo đảm BĐG. Trong những năm qua, hệ thống luật pháp, chính sách về BĐG của Việt Nam liên tục được củng cố và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực.

Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác BĐG của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, các quy định pháp luật về BĐG ngày càng được hoàn thiện, củng cố và tăng cường, việc thực thi các quy định pháp luật trên thực tế và các chương trình, chiến lược về BĐG được quan tâm, bố trí nguồn lực.

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể về BĐG, song Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Phụ nữ và trẻ em gái vẫn là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trước các nguy cơ cũng như cần có thêm nhiều hơn nữa các cơ hội bình đẳng nhằm nâng cao hiệu quả TTPL&TCTP; vẫn còn có nơi, có lúc tồn tại định kiến về giới và gây thiệt hại không chỉ cho đối tượng yếu thế mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp hi vọng Phiên thảo luận sẽ góp thêm một kênh thông tin chính thức để các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam hiểu được đầy đủ hơn những cố gắng, trách nhiệm của Việt Nam cũng như các khó khăn, cản trở mà họ gặp phải trong thực hiện BĐG cũng như thực thi các cam kết quốc tế về BĐG trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật và tiếp cận tư pháp.

Qua Phiên thảo luận, các cơ quan của Việt Nam muốn gửi tới các đối tác thông điệp và mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện BĐG, trong đó có thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam về BĐG trong xây dựng, TTPL&TCTP.

Đồng phát biểu tại sự kiện, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Guerrier Julien và Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers đều ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy BĐG trong chính sách và pháp luật.

Phiên thảo luận là cơ hội để nhìn lại những tiến bộ đã đạt được cũng như những bài học quý giá đã gặt hái được. Đồng thời, hai vị đại diện cũng khẳng định cam kết của Phái đoàn Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc đối với Chính phủ trong việc thúc đẩy BĐG và tiếp cận tư pháp cho tất cả mọi người.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

(PNTĐ) -  Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Bắc Kinh ký ngày 30/10/2022, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Triển lãm  “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm“Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).
Kỳ họp thứ 7, chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Kỳ họp thứ 7, chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

(PNTĐ) - Sáng 19/5, tại họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 chưa giới thiệu nhân sự Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế Quốc hội họp kỳ này chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm đối với chức danh này.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

(PNTĐ) - Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc ngày mai 20/5/2024, dự kiến sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, trong đó có Luật Thủ đô (sửa đổi); Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho ý kiến về Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

Ký ức không thể quên về những lần được gặp Bác Hồ

(PNTĐ) - Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ chiến sĩ, văn sĩ… yêu nước lại nhắc lại kỷ niệm những lần được gặp Bác Hồ. Đó là niềm vinh dự, kỷ niệm quá đỗi linh thiêng và không thể nào quên được...
Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

Hình ảnh Bác luôn sáng mãi

(PNTĐ) - Với người trẻ, mặc dù chỉ biết Bác qua các bộ phim tư liệu, bài hát, phương tiện truyền thông, hay qua lời kể của ông bà… thế nhưng họ luôn dành một tình cảm đặc biệt kính trọng đối với Bác.