Tổ chức phiên toà trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp

Chia sẻ

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 2, chiều ngày 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến (trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn).

Thông tin tại kỳ họp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố phải áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội. Do đó, hoạt động xét xử của Tòa án cũng bị ảnh hưởng; nhiều vụ án đến hạn nhưng không thể đưa ra xét xử theo quy định; một số vụ án bị kéo dài thời hạn giải quyết do đương sự, bị can, bị cáo đang cư trú hoặc bị tạm giam ở vùng có dịch nên không thể trực tiếp tham gia phiên tòa. 

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Bởi vậy, Chánh án Tòa án Nguyễn Hòa Bình cho rằng, để thích ứng với trạng thái bình thường mới, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương thức quản trị quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển xã hội số, kinh tế số là giải pháp sáng suốt hiện nay. Theo đó, Quốc hội, Chính phủ cũng phải tổ chức họp và điều hành một số hoạt động qua phương thức trực tuyến. Tòa án tất yếu áp dụng xét xử trực tuyến nhằm khẩn trương đưa các vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn luật định, kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, ổn định trật tự an toàn xã hội và bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh.

Nghiên cứu pháp luật hiện hành cho thấy, các đạo luật về tố tụng tư pháp đã có một số quy định về tố tụng điện tử, tố tụng trực tuyến, tạo cơ sở bước đầu cho việc tổ chức phiên tòa trực tuyến. Một số Tòa án khi tổ chức phiên tòa xét xử vụ án xâm hại tình dục, vụ án tham nhũng và một số vụ án khác có nhiều người tham gia tố tụng đã cho Luật sư, bị hại, người làm chứng… tham gia phiên tòa tại phòng khác với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử.Từ những phân tích nêu trên, có thể khẳng định tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp; xét xử trực tuyến nói riêng, tố tụng trực tuyến nói chung phù hợp với chủ trương của Đảng, các nguyên tắc, tố tụng do pháp luật quy định và đáp ứng yêu cầu cấp bách thực tiễn hiện nay.

Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, quá trình nghiên cứu, tổ chức phiên tòa trực tuyến, Tòa án nhân dân tối cao đã xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội cũng đã báo cáo xin chủ trương của Bộ Chính trị. Sau khi có chủ trương của các cấp có thẩm quyền, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội, với Bộ, ban, ngành, tổ chức ở trung ương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết theo đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến có 3 điều qui định những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Tòa án nhân dân tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự và hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

Thứ hai: Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại Phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm khác do Tòa án quyết định, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia tất cả trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng trực diện, liên tục, công khai, có sự chứng kiến của các chủ thể vào cùng một thời điểm.

Thứ ba: Nghị quyết giao Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và cơ quan có liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện phiên tòa trực tuyến.

Thứ tư: Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Nhiều học sinh trường THPT Phan Bội Châu vi phạm luật an toàn giao thông

Nhiều học sinh trường THPT Phan Bội Châu vi phạm luật an toàn giao thông

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được thông tin của phụ huynh trường THCS Văn Yên, phường Phúc La, quận Hà Đông phản ánh về việc hằng ngày vào giờ cao điểm đến trường và tan trường, khu vực cổng trường và đường xung quanh có nhiều học sinh trường THPT Phan Bội Châu vi phạm luật giao thông trong việc đi xe máy phóng nhanh, không đội mũ bảo hiểm gây mất trật tự an toàn giao thông và đã có va chạm xảy ra.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

(PNTĐ) - Chiều 2/5, tại kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội đã xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021- 2026, đồng thời cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

(PNTĐ) - Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371; Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng các điều kiện cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.