Xem xét bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công theo hình thức đấu giá

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, một số ý kiến cần bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công theo hình thức đấu giá vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Xem xét bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công theo hình thức đấu giá - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan, sự chỉ đạo sâu sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, các đại biểu cho rằng, dự thảo luật Đấu giá tài sản đã cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra. 

Về tài sản đấu giá quy định tại Điều 4 dự thảo luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, luật hiện hành và dự thảo luật đang quy định theo hướng liệt kê các loại tài sản mà theo pháp luật chuyên ngành quy định phải bán thông qua đấu giá và áp dụng thống nhất trình tự, thủ tục đấu giá cho các loại tài sản này.

 Bên cạnh đó, pháp luật chuyên ngành cũng quy định tài sản nào, giá trị như thế nào thì bán thông qua đấu giá, tài sản nào, giá trị như thế nào thì không bán thông qua đấu giá, tài sản nào thì đấu giá quyền sử dụng (quyền cho thuê), tài sản nào thì đấu giá quyền sở hữu. 

Đồng thời, luật hiện hành và dự thảo luật đều đã có quy định chung mang tính khái quát đối với tài sản khác mà pháp luật chuyên ngành quy định phải bán thông qua đấu giá để bảo đảm tính bao quát, đầy đủ và dự liệu trước các tài sản có thể phát sinh trong tương lai.

Đối với quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị giữ như quy định tại dự thảo luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu để bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; tiếp thu, sửa đổi tài sản “quyền sử dụng tên miền internet” thành “quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” để thống nhất với quy định của Luật Viễn thông năm 2023.

Xem xét bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công theo hình thức đấu giá - ảnh 2
Đại biểu Hà Phước Thắng (đoàn TP. Hồ Chí Minh) phát biểu

Đại biểu Hà Phước Thắng (đoàn TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định về cho thuê tài sản công, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công là một trong các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.

Trên thực tế hiện nay, việc đấu giá quyền khai thác, quyền sử dụng các mặt bằng như bãi gửi xe, căng-tin, ki-ốt tại đơn vị như trường học, bệnh viện… đã được thực hiện rất nhiều và nhu cầu cũng rất lớn. Trong khi đó, dự thảo Luật chỉ quy định một hình thức là bán tài sản thông qua đấu giá mà không có hình thức cho thuê tài sản công, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công thông qua hình thức đấu giá tài sản. 

Vì vậy, đại biểu Hà Phước Thắng đề nghị bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công, quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công thông qua đấu giá.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình), đề nghị bổ sung thêm hai hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản tại khoản 4, Điều 1 dự thảo Luật (sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Luật) như: Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá;nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người đăng ký tham gia đấu giá ngoài tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện, không thực hiện việc đấu giá tài sản hoặc thực hiện việc đấu giá tài sản không đúng quy định.

Xem xét bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công theo hình thức đấu giá - ảnh 3
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) phát biểu

Theo đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Luật Đấu giá tài sản hiện hành mới chỉ quy định cấm việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá mà chưa có quy định cấm đối với hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. 

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 4, Điều 9 Luật Đấu giá tài sản theo hướng: “Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản”.

Xem xét bổ sung hình thức đấu giá cho thuê tài sản công theo hình thức đấu giá - ảnh 4
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế) phát biểu

Về quy định “người tham gia đấu giá và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng”, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế) đề nghị bổ sung người có tài sản đấu giá trong việc thỏa thuận để bảo đảm việc thực hiện và trách nhiệm của các bên liên quan. Trong trường hợp “các bên lựa chọn thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng” thì phải bổ sung quy định cụ thể về định mức bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh...

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt các Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám

​ Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt các Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám

(PNTĐ) - Chiều 9/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt các Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết số 23- NQ/TU ngày 16/11/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/02/2024 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Hà Nội và Kiên Giang triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách liên quan đến Đề án 06

Hà Nội và Kiên Giang triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách liên quan đến Đề án 06

(PNTĐ) -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung đánh giá cao các mô hình thực hiện Đề án 06 đang được Hà Nội thực hiện, trong đó nổi bật là việc thành phố hợp nhất các ban chỉ đạo thành một Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố, tạo sự thống nhất và xuyên suốt về đầu mối chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.