Phòng ngừa ung thư vú tái phát

BS.CKII Đỗ Thanh Huy Hoàng (BV Đa khoa Tâm Anh)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Có tới 20 - 30% trường hợp ung thư vú tái phát bệnh vào một thời điểm nào đó sau điều trị lần đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự mình phòng ngừa ung thư vú tái phát bằng một số phương pháp đơn giản.

Phòng ngừa ung thư vú tái phát - ảnh 1
Ảnh minh họa

Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục hoặc tăng cường hoạt động thể chất là cách ngăn ngừa ung thư vú tái phát được nhắc đến thường xuyên đến mức nhiều người dễ trở nên miễn nhiễm với thông tin này. Tập thể dục vừa phải (chẳng hạn như đi bộ với tốc độ 3,2 - 4,8km/giờ) trong 3 - 5 giờ/tuần có thể giảm nguy cơ tái phát tới 50%. Điều này tương tự như việc giảm nguy cơ với tamoxifen hoặc chất ức chế aromatase.

Đồng thời, duy trì cân nặng khỏe mạnh, bổ sung vitamin D từ thực phẩm và ánh nắng mặt trời; ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá và thịt gia cầm; hạn chế uống rượu; chăm sóc giấc ngủ; giảm căng thẳng...

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thường xuyên kiểm tra vú và vùng ngực; hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh (HRT). Sau khi kết thúc quá trình điều trị ung thư, người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ để khám tầm soát định kỳ, phòng ngừa ung thư vú tái phát. Nếu đã cắt một phần vú trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh có thể cần chụp nhũ ảnh để kiểm tra ung thư vú 6 - 12 tháng/lần. Phẫu thuật cắt bỏ vú 1 bên hoặc cả 2 bên (loại bỏ gần như toàn bộ mô vú) giúp phòng ngừa ung thư vú tái phát.

Sau khi hoàn tất quá trình điều trị ung thư, nếu người bệnh có nguy cơ cao tái phát ung thư, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giảm nguy cơ. Tamoxifen giảm khoảng 40% nguy cơ ung thư vú tái phát ở những phụ nữ đã được điều trị ung thư vú giai đoạn đầu, dương tính với thụ thể hormone. Thuốc này ngăn chặn estrogen trong các tế bào vú.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ  sinh sản, nên hay không?

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ sinh sản, nên hay không?

(PNTĐ) - Nhiều cặp đôi thường bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc thông tin trên mạng xã hội về việc sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho đến thuốc đông y, với mong muốn “bổ trứng”, “cường tinh trùng” hoặc “dễ đậu thai”. Nhưng liệu uống thuốc có thực sự hiệu quả và an toàn?
Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

(PNTĐ) - Tiền ung thư cổ tử cung là giai đoạn các tế bào biểu mô bất thường chỉ mới vừa xuất hiện trong cổ tử cung, nhưng chưa xâm lấn sâu. Phát hiện sớm các tổn thương trong giai đoạn này là tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và khả năng sinh sản của người bệnh.
Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

Suýt mất mạng vì chữa bệnh bằng nước ion kiềm

(PNTĐ) - Liên tục thời gian qua, các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch, sức khỏe và tính mạng bị đe dọa chỉ vì tin vào phương pháp chữa bệnh dùng nước... ion kiềm thay vì dùng thuốc. Dù đã có nhiều bài viết cảnh báo, nhưng không ít bệnh nhân vẫn mù quáng tin theo phương pháp chữa bệnh này.
Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa

Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa

(PNTĐ) - Bằng đôi bàn tay khéo léo, y sĩ y học cổ truyền Trần Thị Mao (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân mà không cần dùng thuốc. Đề tài “Nắn chỉnh khuôn mặt tự nhiên không xâm lấn” của chị Mao đã được chia sẻ rộng rãi tại Hội thảo khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền vừa diễn ra sáng nay 3/11 tại Hà Nội.