Cần mạnh tay hơn dẹp bỏ phòng khám Trung Quốc lừa đảo bệnh nhân

Chia sẻ

PNTĐ-Theo Bộ Y tế, tính đến 29/6/2012, Hà Nội chỉ có… 7 người Trung Quốc hành nghề chữa bệnh ở 5 cơ sở. Tuy nhiên, HN lại có tới 13 phòng khám có yếu tố nước ngoài đang hoạt động.

 
Đủ kiểu móc túi bệnh nhân
 
Ngày 20/6/2012, ông B.H (78 tuổi, ở Thanh Xuân) tới phòng khám 59 Khương Trung để điều trị tiền liệt tuyến. Tại đây, ông được BS Lý Phương Pháp (người Trung Quốc) tiếp nhận điều trị theo phác đồ: điều trị sóng ngắn 30 phút, truyền dịch levofloxacin 200ml, tinidazole 100ml, uống thuốc benzamin (1 hộp), finasteride (1 hộp)… Tất cả đều là thuốc của Trung Quốc không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, không tem, không giá bán. “Ngoài tiền thuốc hết 1.725.000 đồng, tôi phải trả tiền sóng ngắn – truyền thuốc kháng sinh… trong vòng 12 ngày mất thêm 16 triệu đồng nữa”, ông H kể. Chắc mẩm đã được hưởng phương pháp điều trị tốt nhất, không ngờ, khi gặp một số bác sĩ Việt, ông H ngã ngửa khi biết rằng, việc truyền kháng sinh trong trường hợp của ông là không cần thiết.
 
Cần mạnh tay hơn dẹp bỏ phòng khám Trung Quốc lừa đảo bệnh nhân - ảnh 1
Phòng khám Maria - “địa chỉ” hay được nhắc đến với nhiều vi phạm
thời gian gần đây
 
“Theo kết quả siêu âm và bệnh án, bệnh tuyền liệt tuyến của tôi chỉ ở giai đoạn phình to (phì đại), gây ra đái dắt, tiểu đêm nhiều lần chứ không phải viêm gây sốt, đái buốt, ra máu… Sử dụng quá nhiều kháng sinh như vậy là quá liều và có mục đích tăng tiền điều trị của người bệnh”, ông H bức xúc.
 
Còn chị Ng.T.T (30 tuổi, ở Hưng Yên) điều trị polyp mũi tại phòng khám Đa khoa Việt Hải (709 Giải Phóng), có người Trung Quốc hành nghề cũng gặp cảnh tương tự. Tin lời quảng cáo, chị đã tới khám với chi phí “cắt cổ”: 20.000 đồng mua sổ khám bệnh (bệnh nhân không được giữ); 450.000 đồng/lần khám; mua thuốc nhỏ mũi 450.000 đồng/lọ (không được biết là thuốc gì vì nhãn mác đã bị xé bỏ), tiền mổ 2,6 triệu đồng, tiền truyền 3 chai dịch, chiếu tia hồng ngoại và 5 viên thuốc… hết 1,5 triệu đồng… Tổng cộng, chỉ trong 3 ngày, chị T đã mất 10 triệu đồng mà bệnh không khỏi.
 
Thanh tra Sở Y tế HN cũng nhận được khiếu nại từ một nữ công nhân. Sau 4 ngày điều trị viêm lộ tuyến tử cung tại phòng khám Maria (trên đường Thái Thịnh, Hà Nội, có bác sĩ Trung Quốc hành nghề) chị này đã chi hết 12 triệu đồng. Nếu điều trị hết liệu trình tổng chi phí có thể lên đến 40 triệu đồng.
 
Trong khi đó, chi phí chữa bệnh này ở các bệnh viện công chưa đến 1 triệu đồng. Mặc dù chưa giải quyết xong vụ việc này, thì đến ngày  14/7, tại phòng khám đa khoa Maria, chị Nguyễn Thị Thu Phong (SN 1978, ở nhà 65 tổ 7, đường Quang Trung, phường La Khê, Hà Đông) đã bị tử vong. Toàn bộ hồ sơ bệnh án của chị Phong đã bị phía phòng khám thu và giấu đi.
 
Ngày 16/7, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Hiện dù chưa có kết quả giám định pháp y thi thể của chị Phong nhưng theo thông tin sơ bộ ban đầu thì nạn nhân đến đây khám và điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ hoạt động phòng khám Maria để phục vụ cho công tác điều tra”. 2 bác sĩ Trung Quốc là người điều trị chính cho nạn nhân bỏ trốn tại nơi cư trú. CQĐT đã ra lệnh cấm xuất cảnh đối với 2 bác sĩ này.

Vi phạm nghiêm trọng, xử phạt… nhẹ nhàng
 
Thống kê trên địa bàn HN hiện có 13 phòng khám có yếu tố nước ngoài, trong đó có phòng khám Trung Quốc với 17 bác sĩ nước ngoài tham gia khám chữa. Điều đáng nói là đa phần phòng khám này đều do người Việt đứng tên nhưng bác sĩ Trung Quốc lại trực tiếp điều hành, khám bệnh... Thống kê từ Bộ Y tế còn cho thấy, Hà Nội chỉ có 7 người Trung Quốc hành nghề ở 5 cơ sở, ít hơn nhiều so với số phòng khám đang “trưng biển”. Lý giải về điều này, đại diện Bộ Y tế cho rằng, đây là những người được cấp phép hoạt động, còn số không phép trên địa bàn, Bộ “không biết”(!) mà do Sở y tế các tỉnh, thành kiểm tra, giám sát.
 
Theo tiết lộ của một người làm trong lĩnh vực y tế, nhiều phòng khám dùng chiêu liên kết và hoán đổi bác sĩ Trung Quốc cho nhau.  
 
Lật giở hồ sơ những vụ các phòng khám có yếu tố nước ngoài tại HN cho thấy: trong 6 tháng đầu 2012, Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 4/13 phòng khám tại HN với số tiền khiêm tốn là trên 53 triệu đồng - chẳng thấm là bao so với số tiền mà phòng khám “chặt chém” của một bệnh nhân. Ngoài ra, Thanh tra Sở cũng mới chỉ tạm đình chỉ hành nghề 2 bác sĩ Trung Quốc khám chữa bệnh về sản phụ khoa, trĩ vì hành nghề khi chưa có giấy phép.
 
Phong Linh

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe dài hạn

Kỳ cuối: Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe dài hạn

(PNTĐ) - Theo tính toán, thời gian cần thiết để tăng gấp đôi tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam chỉ mất 27 năm. Trước sự gia tăng nhanh chóng của dân số già, hệ thống an sinh xã hội, kết cấu hạ tầng y tế, cũng như sự chuẩn bị cho các chính sách và quy định... phải sớm được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của NCT.
Ngành y tế Hà Nội dự kiến hiến tặng 1.800 đơn vị máu trong năm 2024

Ngành y tế Hà Nội dự kiến hiến tặng 1.800 đơn vị máu trong năm 2024

(PNTĐ) - Theo kế hoạch phối hợp của Sở Y tế và Công đoàn ngành Y tế Hà Nội, dự kiến trong năm 2024, các cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác tại các đơn vị y tế thành phố sẽ tham gia hiến máu tình nguyện theo 2 đợt; số lượng hiến dự kiến là 1.800 đơn vị máu. Thông điệp của chương trình hiến máu năm nay là “Blouse trắng - Trái tim hồng”, “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”.
Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

(PNTĐ) - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, là  cơ hội để giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn thông qua chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.