Lo ngại lây nhiễm Covid-19, người dân có thể hiến máu tại nhà

Chia sẻ

Ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhất là khi phát hiện BN237 từng được chuyển đến Viện Huyết học và Truyền máu TƯ mắc Covid-19, Viện đã có giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho người hiến máu, nhân viên y tế và bệnh nhân nhận máu.

Các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng dịch Covid-19 được bệnh viện áp dụng triệt để, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và người tham gia hiến máu.Các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng dịch Covid-19 được bệnh viện áp dụng triệt để, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và người tham gia hiến máu. (Ảnh: Công Thắng)

Chia sẻ với báo Phụ nữ Thủ đô, TS Ngô Mạnh Quân – Phó Giám đốc Trung tâm máu quốc gia cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh thời gian qua, đặc biệt sau sự việc bệnh nhân số 237 (quốc tịch Thụy Điển), chuyển tới điều trị tại Viện Huyết Huyết học và Truyền máu TƯ, phát hiện mắc Covid-19 ngày 3/4, nhiều người dân có chút lo ngại, lượng máu tiếp nhận của bệnh viện sụt giảm nghiêm trọng.

Ngày 2/4, Tổng Bí thư , Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi đi thông điệp nhân văn, kêu gọi những người khỏe mạnh tham gia hiến máu. "Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hãy luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng làm vì một xã hội khỏe mạnh và nhân văn" - Tổng bí thư, Chủ tịch Nước viết.

 Tuy nhiên, TS. Ngô Mạnh Quân khẳng định: Thời điểm này so với trước đây, mức độ an toàn, đặc biệt với người hiến máu, bệnh nhân nhận máu… vẫn được đảm bảo. Ngay từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn phương án ứng phó: Phân luồng ngay tại bệnh viện, kiểm tra nhiêt độ, khai thác tiền sử, nhân viên bệnh viện sử dụng biện pháp phòng hộ đầy đủ. Hiện nay, tại Viện Huyết học và Truyền máu TƯ và các điểm hiến máu ngoài Viện đang thực hiện triệt để việc sử dụng mũ chắn giọt bắn cho mọi trường hợp tham gia hiến máu.

“Thực tế, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác truyền máu và người làm công tác lâm sàng; cũng như bệnh nhân - người nhà bệnh nhân và người hiến máu là hai đối tượng độc lập, đã được Viện triển khai phân luồng lối đi riêng biệt ngay từ khi vào Viện. Toàn bộ việc khám, điều trị cho bệnh nhân nói trên và các bệnh nhân khác cũng được thực hiện ở tòa nhà riêng biệt, độc lập với tòa nhà Trung tâm Máu quốc gia, nên giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người đến hiến máu tại Viện và nhân viên của Trung tâm Máu quốc gia. Vì vậy, không có nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên và từ nhân viên làm công tác truyền máu sang bệnh nhân. Giảm nguy cơ người hiến máu bị lây nhiễm chéo trong cộng đồng mà không hay biết, Viện đặc biệt coi trọng công tác sàng lọc bằng đo nhiệt độ và khai thác kỹ lưỡng tiền sử dịch tễ” – TS. Ngô Mạnh Quân khẳng định.

Người tham gia hiến máu được đo nhiệt độ và sàng lọc yếu tố dịch tễ kỹ lưỡng trước khi hiến máu.Người tham gia hiến máu được đo nhiệt độ và sàng lọc yếu tố dịch tễ kỹ lưỡng trước khi hiến máu. (Ảnh: Công Thắng)

Bên cạnh đó, đảm bảo sự giãn cách xã hội, không tập trung đông người và an toàn cho người dân, Viện Huyết học và Truyền máu trung ương cũng triển khai hoạt động lấy máu tại nhà. Với mỗi nhóm khoảng 10 người, ngay khi nhận được thông tin của người dân đăng ký hiến máu tại nhà, Viện sẽ cử y bác sĩ tới gia đình người dân để nhận máu hiến tặng.

TS. BS Bạch Quốc Khánh - Giám đốc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết: Tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến liên tiếp trong nhiều tuần qua, lượng máu tiếp nhận của Viện Huyết học và Truyền máu TW sụt giảm nghiêm trọng.

Cả tháng 3, Viện chỉ tiếp nhận được 16.000 đơn vị máu, trong khi con số này ở các năm là 32.000 – 36.000 đơn vị. Trong vài tuần liên tiếp, Viện chỉ tiếp nhận được 50 – 60 đơn vị máu mỗi ngày (tại Viện và một số điểm hiến máu cố định) do hầu như không có lịch hiến máu tại các cơ quan, trường học, khu dân cư.

Viện tiếp tục khẩn thiết kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe hãy tham gia hiến máu nhóm O, nhóm A nhân ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4.

 Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.