Chuyến về nguồn ý nghĩa kỷ niệm ngày 8/3 và phong trào “Ba Đảm đang”

Chia sẻ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 60 năm phong trào "Ba đảm đang," ngày 28/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các phường Thành Công, Kim Mã, Vĩnh Phúc, quận Ba Đình đã tổ chức chương trình tham quan, giáo dục truyền thống tại các địa chỉ đỏ, nơi ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc và phụ nữ Việt Nam.

Chuyến về nguồn ý nghĩa kỷ niệm ngày 8/3 và phong trào “Ba Đảm đang” - ảnh 1
Hành trình về nguồn lần này là dịp để cán bộ, hội viên  ôn lại truyền thống vẻ vang của các thế hệ phụ nữ đi trước

Hành trình về nguồn lần này là dịp để cán bộ, hội viên 3 phường ôn lại truyền thống vẻ vang của các thế hệ phụ nữ đi trước, khẳng định vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn đã đến thăm Tượng đài "Ba đảm đang" – biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đây không chỉ là một công trình mang giá trị lịch sử mà còn là lời nhắc nhở về tinh thần kiên cường, bất khuất và sự cống hiến thầm lặng của những người phụ nữ trong chiến tranh và hòa bình.  

Chuyến về nguồn ý nghĩa kỷ niệm ngày 8/3 và phong trào “Ba Đảm đang” - ảnh 2
Các đại biểu thành kính dâng hương, thể hiện lòng tri ân với hai vị nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam.  

Tiếp tục hành trình, đoàn đến thăm di tích đặc biệt quốc gia đền Hát Môn (hay còn gọi là đền Hai Bà Trưng) – nơi thờ Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng đã phất cờ khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Tại đây, các đại biểu đã thành kính dâng hương, thể hiện lòng tri ân với hai vị nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam.  

Đoàn cũng dừng chân tại đền Và – một trong những di tích quan trọng thờ Đức Thánh Tản Viên, chùa Mía – nơi lưu giữ nhiều tượng Phật cổ giá trị, đền thờ Phùng Hưng – vị vua có công lớn trong công cuộc chống lại ách đô hộ phương Bắc, và Lăng Ngô Quyền – người mở ra nền độc lập lâu dài cho đất nước sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Mỗi điểm đến đều mang đến những câu chuyện lịch sử ý nghĩa, giúp các hội viên thêm tự hào và nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm gìn giữ, phát huy truyền thống dân tộc.  

Chuyến về nguồn ý nghĩa kỷ niệm ngày 8/3 và phong trào “Ba Đảm đang” - ảnh 3
Chuyến về nguồn ý nghĩa kỷ niệm ngày 8/3 và phong trào “Ba Đảm đang” - ảnh 4
Các đại biểu trướcTượng đài "Ba đảm đang" – biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Hành trình về nguồn không chỉ là chuyến đi ôn lại lịch sử mà còn là cơ hội để các cán bộ, hội viên phụ nữ nhìn nhận vai trò, sứ mệnh của mình trong thời đại mới. Kế thừa tinh thần quật cường của Hai Bà Trưng, ý chí "Ba đảm đang" của các thế hệ đi trước, phụ nữ Việt Nam hôm nay đang tiếp tục khẳng định vị thế của mình, không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành những người phụ nữ "có tri thức, có sức khỏe, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội".

Chuyến về nguồn ý nghĩa kỷ niệm ngày 8/3 và phong trào “Ba Đảm đang” - ảnh 5
Chương trình diễn ra trong không khí trang trọng, an toàn và đầy ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các đại biểu tham gia

Chương trình đã diễn ra trong không khí trang trọng, an toàn và đầy ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các đại biểu tham gia. Đây cũng là dịp để phụ nữ các phường cùng nhau ôn lại truyền thống, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết, phát huy tinh thần đoàn kết, tự tin tiến bước vào kỷ nguyên mới, đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương và đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Anh hùng lao động Trịnh Thị Toan: Người thợ giỏi có bàn tay vàng

Anh hùng lao động Trịnh Thị Toan: Người thợ giỏi có bàn tay vàng

(PNTĐ) - Vừa qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với nữ tướng, nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nữ anh hùng lao động, các nhà khoa học nữ và Lễ kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia, trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024. Vinh dự được tham gia sự kiện ấy, Anh hùng lao động Trịnh Thị Toan, sinh năm 1952, nguyên nữ công nhân sợi con, phân xưởng sợi Nhà máy Dệt 8/3, người có nhiều đóng góp để giữ vững và phát triển sản xuất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã cùng nhiều đại biểu ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc và  những đóng góp của những nữ tướng, nữ anh hùng, các nhà khoa học trên mọi mặt trận, từ kinh tế, khoa học đến giáo dục, văn hóa và đời sống xã hội.
Người phụ nữ làm kinh tế giỏi

Người phụ nữ làm kinh tế giỏi

(PNTĐ) - Chị Ngô Thị Thức, sinh năm 1975, là hội viên chi hội phụ nữ số 8 Hội Liên hiệp phụ nữ phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Cốm mộc Ngô Thức điển hình cho tấm gương vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi.
Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ)- Sáng 15/3/2025, tại Vườn hoa Đền Bà Kiệu và khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với  Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TP Hà Nội long trọng tổ chức Khai mạc Festival Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển - năm 2025.  Đây là hoạt động thiết thực trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội. Đồng thời là một trong những hoạt động thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023 - 2026” được UBND Thành phố phê duyệt.