Phụ nữ sản xuất an toàn, tiêu dùng thông thái

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thủ đô Hà Nội có hơn 50% dân số là nữ, đây là lực lượng lớn trong lao động sản xuất, kinh doanh nông sản và quyết định trực tiếp việc tiêu thụ nông sản thực phẩm. Việc kết nối, quảng bá tiêu thụ nông sản cho phụ nữ luôn được Hội LHPN Hà Nội quan tâm.

Doanh nhân nữ luôn lấy an toàn là tiêu chí hàng đầu

8 năm hình thành và phát triển, đến nay, công ty cổ phần Dược Phẩm Takichi Việt Nam đã có uy tín nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất đông trùng hạ thảo. Bà Phan Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kinh doanh đồng thời là chủ nhiệm hợp tác xã nông sản Long Biên (thuộc Hội LHPN quận Long Biên) cho biết, mục tiêu xuyên suốt của công ty là sản xuất ra sản phẩm an toàn, chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho người tiêu dùng. Các sản phẩm của Takichi đến nay đã có mặt tại các hệ thống siêu thị lớn của Việt Nam và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản cùng một số nước châu Âu.

Phụ nữ sản xuất an toàn, tiêu dùng thông thái - ảnh 1
Bà Phan Thị Hồng Hạnh kiểm tra quy trình sản xuất sản phẩm đông trùng hạ thảo Takichi 

 

Theo bà Hạnh, để giữ mục tiêu “an toàn” được lâu dài, bền bỉ, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều không phải dễ dàng. “Trước đây, sản phẩm của chúng tôi bị lu mờ giữa bạt ngàn các sản phẩm về đông trùng hạ thảo. Sau đó, khi được trở thành thành viên của CLB Doanh nhân nữ thuộc Hội LHPN Hà Nội, tôi được học hỏi thêm các kiến thức, kỹ năng về sản xuất an toàn, quảng bá thương hiệu, đồng thời được tổ chức Hội hỗ trợ giới thiệu sản phẩm tới nhiều kênh khác nhau. Từ đó, sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP và lan tỏa tới nhiều người tiêu dùng hơn. Họ biết đến Takichi vì là một sản phẩm an toàn và giá cả hợp lý”, bà Hạnh cho biết. Doanh nghiệp này hiện đang tạo việc làm cho 30 lao động, với thu nhập trung bình 10 triệu đồng/người/tháng.  

Phụ nữ sản xuất an toàn, tiêu dùng thông thái - ảnh 2
Theo bà Hạnh, để một thương hiệu "sống" lâu trong lòng người tiêu dùng thì an toàn là tiêu chí hàng đầu trong sản xuất

Đam mê với nông sản, trăn trở làm cách nào để tiêu thụ cho nông dân, hạn chế vấn nạn thực phẩm bẩn... bà Phạm Thị Tư Hậu, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất, chế biến nông sản Yến Anh (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) từ một dược sĩ đã quyết tâm chuyển sang kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Chia sẻ về kinh doanh “nông sản sạch”, bà Tư Hậu nói: “Hiện nay, HTX của tôi mỗi tháng cung cấp 100 tấn sản phẩm được sản xuất từ nông sản sạch như: Ngô, khoai, sắn, dừa… ra thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, 3 sản phẩm: Ngô chiên bơ, khoai lang kén, bánh sắn nướng cốt dừa đạt OCOP 3 sao do UBND huyện Ba Vì chứng nhận; dự án “No đủ củ sắn Ba Vì” được Hội LHPN TP Hà Nội biểu dương là “Sản phẩm sáng tạo năm 2023”. Riêng sản phẩm “Bánh sắn phomai” đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ với số lượng lớn và duy trì đơn hàng cố định...”. HTX tạo công ăn việc làm cho hơn 40 công nhân, trong đó 90% là chị em phụ nữ của huyện.

Phụ nữ sản xuất an toàn, tiêu dùng thông thái - ảnh 3
Lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội và huyện Ba Vì thăm quy trình tại HTX sản xuất chế biến nông sản Yến Anh

Sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì cần có sự chung tay của nhiều bên. Nói về khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, bà Nguyễn Thị Lợi, Thành viên HĐQT HTX nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân chia sẻ: “HTX của chúng tôi mới thành lập còn non trẻ, các thành viên trong HTX chủ yếu là hội viên phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành, quản lý, xây dựng thương hiệu”. Bà Lợi đề xuất với các cấp chính quyền địa phương tạo nhiều “sân chơi” để các HTX có cơ hội liên kết tìm hiểu thị trường; xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm. Từ đó, mỗi HTX sẽ thiết kế kênh phân phối, xúc tiến bán hàng, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu sản phẩm, tạo bản sắc thương hiệu cho sản phẩm địa phương...

Phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Hội

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, nhận thức rõ vai trò quan trọng của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản, những năm qua Hội LHPN Hà Nội đã chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước, thành phố và kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử.

Phụ nữ sản xuất an toàn, tiêu dùng thông thái - ảnh 4
Hội thảo phối hợp giữa Hội LHPN Hà Nội và Sở Nông nghiệp & PTNT bàn về giải pháp phát huy vai trò phụ nữ trong sản xuất kinh doanh an toàn

Xây dựng, nâng cao chất lượng và nhân rộng nhiều mô hình sáng tạo của phụ nữ trong sản xuất và tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn như: “Sản xuất lúa chất lượng cao theo công nghệ sinh học”, “Nuôi gà an toàn sinh học”; “Sản xuất rau an toàn”, “Điểm phân phối thực phẩm an toàn”, “Chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Các cấp Hội cũng đã tăng cường hoạt động phối hợp giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; phát hiện vấn đề và có những kiến nghị kịp thời với ngành chức năng hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt quy định bảo đảm thực phẩm an toàn.

Hoạt động của Hội đã từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho phụ nữ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản và tiêu dùng thực phẩm an toàn; góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô.
       Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương

Còn theo bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội, những năm qua, Trung tâm đã ứng dụng rất nhiều mô hình để kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; xây dựng chuỗi kết nối thông qua mạng lưới hội phụ nữ. Ngoài tổ chức các buổi hội chợ, điểm bán hàng tiêu thụ nông sản…, Hội LHPN Hà Nội còn liên kết với các nền tảng xã hội đưa những nông sản, thực phẩm an toàn của các nữ chủ doanh nghiệp, HTX lên sàn thương mại điện tử nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Phụ nữ sản xuất an toàn, tiêu dùng thông thái - ảnh 5
Lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội tham quan các gian hàng giới thiệu, bày bán sản phẩm nông sản an toàn của hội viên phụ nữ Thủ đô, các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
Phụ nữ sản xuất an toàn, tiêu dùng thông thái - ảnh 6
Phụ nữ đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc nâng cao chuyển biến trong nhận thức xã hội về an toàn thực phẩm

Hà Nội có gần 30 trung tâm thương mại, 130 siêu thị, 455 chợ, trên 2.500 cửa hàng tiện ích, 1.414 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn; 159 chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, 56 điểm trưng bày giới thiệu, quảng bá và kinh doanh sản phẩm OCOP. Các hoạt động kết nối tiêu thụ, phân phối nông sản thông qua hệ thống các chợ, siêu thị, cửa hàng và các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản được diễn ra thường xuyên, liên tục, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường. 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Trao tặng quà cho gia đình hội viên, phụ nữ khó khăn bị ảnh hưởng sau mưa bão tại quận Hoàn Kiếm

Trao tặng quà cho gia đình hội viên, phụ nữ khó khăn bị ảnh hưởng sau mưa bão tại quận Hoàn Kiếm

(PNTĐ) -  Chiều 19/9, tại UBND phường Phúc Tân và phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức trao tặng quà cho các gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn bị ảnh hưởng mưa lũ gây ngập úng sau cơn bão số 3 vừa qua.
Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

(PNTĐ) - Sáng 18/9, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban Chủ tịch Hội LHPN các quận/huyện/ thị xã và đơn vị trực thuộc 9 tháng đầu năm 2024 nhằm đánh giá kết quả công tác quý III, rà soát tiến độ thực hiện chỉ tiêu thi đua, 9 tháng đầu năm, tình hình tham gia khắc phục hậu quả sau cơ bão số 3 và ngập úng trên địa bàn thành phố, triển khai nhiệm vụ quí IV, đồng thời đóng góp ý kiến vào các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.
Hội LHPN Hà Nội: Động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa bão tại huyện Mỹ Đức

Hội LHPN Hà Nội: Động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa bão tại huyện Mỹ Đức

(PNTĐ) - Ngày 17/9, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ người dân vùng thiệt hại do mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn 4 xã: Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú và Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Thăm, trao quà động viên cán bộ, người lao động công ty môi trường

Thăm, trao quà động viên cán bộ, người lao động công ty môi trường

(PNTĐ) - Sáng ngày 16/9/2024, Ban Thường trực Uỷ Ban MTTQ Việt Nam Quận, Hội LHPN quận Đống Đa đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên cán bộ, công nhân viên lao động Xí nghiệp thoát nước số 4 và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội chi nhánh Đống Đa – đơn vị chủ lực làm công tác vệ sinh môi trường, phối hợp với các lực lượng của Quận và phường thu gom rác thải, dọn cây xanh gãy, đổ trên địa bàn Quận sau cơn bão số 3.
Phụ nữ Tây Hồ làm đẹp ngõ phố bằng tranh bích họa

Phụ nữ Tây Hồ làm đẹp ngõ phố bằng tranh bích họa

(PNTĐ) - Sáng 16/9, Hội LHPN phường Xuân La (quận Tây Hồ) tổ chức ra mắt công trình tranh bích họa với chiều dài trên 200m tại ngách 37, ngõ 38 Xuân La. Đây là công trình ý nghĩa không chỉ với người dân địa phương  thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô; đồng thời hướng tới xây dựng phường Xuân La đạt chuẩn đô thị văn minh.