10 năm Chỉ thị 34 đi vào cuộc sống: Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong thi đua yêu nước

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến

THU HÀ - PHẠM HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 7/4/2014, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng” (Chỉ thị 34), nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập quốc tế. Đến nay, tròn 10 năm Chỉ thị 34 đi vào cuộc sống, từ sự đổi mới, sáng tạo trong các phong trào thi đua của các cấp, các ngành, địa phương, đoàn thể đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, văn minh, giàu đẹp hơn.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 1

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc với quan điểm thi đua là động lực phát huy lòng yêu nước và tinh thần yêu nước, thi đua để cải tạo con người, giúp con người loại trừ những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, thói xấu. Trên nền tảng đó, vận dụng vào từng giai đoạn cụ thể của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về thi đua yêu nước. Đặc biệt là việc không ngừng đổi mới trong công tác thi đua, khen thưởng để đáp ứng với yêu cầu và sự phát triển của đất nước.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 2

Nhìn lại chặng đường 76 năm thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khẳng định mọi thành quả của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, xây dựng và phát triển, khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế, tất cả đều gắn liền với việc tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua. Do đó, việc ban hành các chính sách về thi đua khen thưởng là một trong những nội dung được được Đảng và Nhà nước xác định có tầm quan trọng đặc biệt.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 3

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiệu triệu các phong trào thi đua làm nên thắng lợi của các cuộc cách mạng. (Ảnh Tư liệu)

Gần nhất, tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X (diễn ra ngày 10/12/2020), bấy giờ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong hoàn cảnh đất nước vô vàn khó khăn, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; Trung ương Đảng đã thành lập Ban Vận động thi đua ái quốc từ Trung ương đến địa phương và phát động phong trào thi đua để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến, kiến quốc… Sự thành công trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta trong hơn 70 năm qua đã khẳng định giá trị đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước. Có thể nói, mọi thành quả của cách mạng nước ta đều gắn liền với việc tổ chức hiệu quả các phòng trào thi đua yêu nước”.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 4

 

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua thực tiễn các phong trào thi đua, đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực và khắp mọi miền của Tổ quốc. Đó là những tấm gương lao động điển hình trên các công trình xây dựng, trong các nhà máy, đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng như trên các mặt trận văn hoá, khoa học, y tế, giáo dục… Xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tài năng, sáng tạo, có đạo đức kinh doanh, chấp hành pháp luật, làm lợi cho đất nước… Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, biên phòng, hải quan, kiểm lâm sẵn sàng hy sinh trên mặt trận phòng, chống tội phạm, lâm tặc, buôn lậu…

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 5

Thực tiễn cũng cho thấy trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, các phong trào thi đua góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; khơi dậy được tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hun đúc ý chí mạnh mẽ khát vọng hùng cường của dân tộc ta.

Điều này đã được Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương khẳng định khi phát biểu tại Phiên họp lần thứ 8, nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội đồng Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương diễn ra ngày 12/7/2024. Đó là, trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp của công tác thi đua – khen thưởng, với các phong trào, khí thế thi đua sôi nổi như: Thi đua thực hiện phát triển hạ tầng chiến lược, việc xây dựng đường dây tải điện 500 kV mạch 3 chỉ thực hiện trong hơn nửa năm, dự kiến hoàn thành khối lượng công việc của 3-4 năm như trước đây. Công tác chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, đến "từng ngõ, từng nhà, từng người". Phong trào xóa nhà tạm, dột nát được triển khai hiệu quả, mang tính nhân văn cao. Việc tiết kiệm chi, tăng thu, cơ cấu lại thu-chi để tiết kiệm 700 nghìn tỷ cho tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024. Công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực trở thành phong trào, không có vùng cấm, không có ngoại lệ…

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 6

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương phát biểu tại Phiên họp lần thứ 8, nhiệm kỳ 2021-2026

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 7

Xác định rõ tầm quan trọng của các phong trào thi đua yêu nước đối với sự phát triển của đất nước, gần 40 năm đổi mới, Bộ Chính trị đã nhiều lần ban hành các chỉ thị về công tác thi đua khen thưởng để phù hợp với từng giai đoạn phát triển trên cơ sở nhận diện những tồn tại khi triển khai công tác thi đua, khen thưởng.

Ngày 3/6/1998, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới (Chỉ thị 35). Nhìn lại chặng đường 50 năm thực hiện phong trào thi đua yêu nước từ Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị 35 chỉ rõ: Chúng ta có thể khẳng định rằng những thành quả to lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua gắn liền với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua ái quốc trên phạm vi cả nước.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 8

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước trong cả nước đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều tồn tại như: Công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước còn nhiều hạn chế, yếu kém: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đối với công tác thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, rộng khắp và liên tục, nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích. Việc khen thưởng có lúc còn chưa kịp thời, chưa chính xác hoặc có biểu hiện tiêu cực. Hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức thi đua chậm được đổi mới.

Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chưa kịp thời và thường xuyên. Vai trò của các tổ chức trong công tác thi đua ở cơ sở chưa được phát huy mạnh mẽ. Các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cập và thiếu thống nhất.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 9

Thủ tướng trao đổi, giao lưu với các gương điển hình tiên tiến - Ảnh VGP

Do đó, nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước trong những năm tới, Bộ Chính trị (khóa IX) ban hành tiếp Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004, về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

10 năm sau, để phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, Bộ Chính trị (khóa XI) tiếp tục ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng (Chỉ thị 34). Trên cơ sở thành tựu 10 năm thực hiện Chỉ thị 39, Chỉ thị 34 nhận định: Công tác thi đua, khen thưởng đã có chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại và tăng cường đoàn kết dân tộc. Phong trào thi đua yêu nước đã được tổ chức sâu rộng, từng bước đổi mới nội dung, hình thức phát động thi đua, bám sát thực tiễn, gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, đơn vị.

Công tác khen thưởng cơ bản bảo đảm theo quy định của pháp luật, đã động viên, tôn vinh kịp thời tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt đã được quan tâm hơn. Hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng từng bước được hoàn thiện. Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp được củng cố, kiện toàn. Các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều hình thức tuyên truyền về các phong trào thi đua và biểu dương người tốt, việc tốt.

Tuy nhiên, Chỉ thị 34 cũng nhận diện rõ những yếu kém. Đó là, các phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, liên tục, nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị. Việc khen thưởng còn thiếu chính xác, chưa kịp thời; khen thưởng cho người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân còn ít. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao; biện pháp tuyên truyền thiếu đồng bộ... làm hạn chế động lực phấn đấu của tập thể và cá nhân.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 10

Thủ tướng dự và phát biểu tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc 2023

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, yếu kém là: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền ở một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu còn chưa đầy đủ, toàn diện. Nhiều nơi, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng chưa ổn định, thống nhất; năng lực tham mưu của cán bộ, công chức làm công tác này còn hạn chế.

Do đó, tại Chỉ thị 34, Bộ Chính trị (khóa XI) yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở, gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân.

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Thi đua, Khen thưởng. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 11

Đặc biệt, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng: Tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.

Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến được tuyên truyền nêu gương, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phương.

Tại Phiên họp lần thứ 8, nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ rõ bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi đua, khen thưởng còn bộc lộ một số hạn chế như: Việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 của các địa phương còn chậm. Công tác phát hiện các điển hình trong phong trào thi đua của một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa được chú trọng. Khen thưởng cho công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động, công tác còn chưa đồng đều và tỉ lệ khen thưởng cấp Nhà nước còn thấp. Trách nhiệm người đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị chưa được đề cao; vẫn còn để ra sai phạm trong công tác khen thưởng.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, các phong trào thi đua muốn "sống được" phải gắn lợi ích của quốc gia, dân tộc với lợi ích thiết thực, hợp pháp, chính đáng của mỗi chủ thể, cá nhân.

Vì vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục thúc đẩy thông tin, tuyên truyền, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, tạo đà, khí thế, phong trào để cả nước thi đua thực hiện đạt một số mục tiêu quan trọng mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thi đua khen thưởng: Động lực thúc đẩy sáng tạo và cống hiến - ảnh 12

 

(còn tiếp)

Bài 2: Thực hiện Chỉ thị 34: Kinh nghiệm hay từ Hà Nội

 

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội sẻ chia khó khăn với Hội phụ nữ huyện Bảo Yên (Lào Cai) bị ảnh hưởng nặng nề trong bão số 3

Hội LHPN Hà Nội sẻ chia khó khăn với Hội phụ nữ huyện Bảo Yên (Lào Cai) bị ảnh hưởng nặng nề trong bão số 3

(PNTĐ) - Với tinh thần tương thân tương ái, đoàn lãnh đạo, cán bộ, hội viên Hội LHPN thành phố Hà Nội do bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực và bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác tới tỉnh Lào Cai, trao những phần quà ý nghĩa hỗ trợ gia đình phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề trong cơn bão số 3 vừa qua tại huyện Bảo Yên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường thăm 3 nước Trung Đông

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường thăm 3 nước Trung Đông

(PNTĐ) - Sáng nay 27/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 27/10 đến ngày 1/11/2024.
Hạt giống đỏ trên đất Bắc

Hạt giống đỏ trên đất Bắc

(PNTĐ) - Câu chuyện về cuộc đời của Anh hùng Lao động Lê Văn Kiểm và chị Trần Cẩm Nhung là một bài học làm người bổ ích cho lớp trẻ hôm nay, đặc biệt các doanh nghiệp trẻ trên con đường lập nghiệp