Thư viện Quốc gia giới thiệu hơn 1.000 cuốn sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba

PHÚ ĐỖ
Chia sẻ

(PNTĐ) - 1.000 tư liệu tiêu biểu được lựa chọn từ vốn di sản văn hiến của dân tộc hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia sẽ mang đến cho công chúng và bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.

Sáng 20/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc". Chương trình với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng tới chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4).

Thư viện Quốc gia giới thiệu hơn 1.000 cuốn sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - ảnh 1
Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 tại Thư viện Quốc gia với chủ đề "Thế giới tôi đọc".

Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu quý sách và công chúng cả nước, góp phần phát huy giá trị của sách, của văn hoá đọc trong cộng đồng; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách để nâng cao kiến thức, kỹ năng nhằm phát triển bản thân và xã hội; kết nối bạn đọc trong nước và nước ngoài, đồng thời tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực cho phát triển sách và văn hoá đọc.

Song hành với các hoạt động được tổ chức thường niên, thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo công chúng và bạn đọc, Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam được tổ chức với nhiều hoạt động mới, đa dạng, phong phú, hứa hẹn mang đến nhiều điều bổ ích và thú vị.

Các hoạt động nổi bật có thể kể đến như: Hoạt động Trưng bày, giới thiệu 1.000 cuốn sách theo 4 nội dung: Sách - Thay đổi tư duy; Sách - Mở rộng tầm nhìn; Sách - Khám phá thế giới và Từ trang sách tới thành công. Thông qua tư liệu trưng bày trong Triển lãm, khẳng định vị trí, vai trò của sách đối với đời sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Qua đó khẳng định đọc sách không chỉ giúp con người tích lũy kiến thức mà còn giúp con người hoàn thiện bản thân và suy nghĩ đúng đắn hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển và thành công trong tương lai. Triển lãm cũng đồng thời là dịp giới thiệu các xuất bản phẩm của các nhà xuất bản Việt Nam đến với đông đảo công chúng, bạn đọc, xúc tiến các hoạt động giao dịch bản quyền, mở rộng hợp tác quốc tế.

Thư viện Quốc gia giới thiệu hơn 1.000 cuốn sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - ảnh 2
"Độc giả nhí" háo hức với Cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề “Thế giới muôn màu qua trang sách”.
Thư viện Quốc gia giới thiệu hơn 1.000 cuốn sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - ảnh 3

Bên cạnh đó, hoạt động thu hút rất đông các "độc giả nhí" là Cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề “Thế giới muôn màu qua trang sách”. Đây là một sân chơi rất bổ ích, lành mạnh, nhằm giúp các em thiếu nhi thể hiện năng khiếu hội hoạ và khuyến khích sự đam mê đọc sách, góp phần vào việc hình thành các giá trị chân, thiện, mỹ. Cuộc thi vừa là hành trình tìm kiếm vẻ đẹp cuộc sống, ước mơ thông qua những gam màu rực rỡ vừa khuyến khích bạn đọc khám phá những điều kỳ diệu, tươi đẹp, mới lạ và thú vị trong những trang sách.

Thư viện Quốc gia giới thiệu hơn 1.000 cuốn sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - ảnh 4
Đến với "Trạm bào tồn sách", độc giả có thể hiểu được các quy trình tỉ mỉ nhằm bào tồn và gìn giữ các cuốn sách cổ, sách quý.

Chức năng của thư viện không chỉ gói gọn trong lưu trữ sách, mà còn cả "bảo tồn" sách. Do đó, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Thư viện Quốc gia còn có một hoạt động ý nghĩa với tên gọi "Trạm bảo tồn sách". Đây là nơi giới thiệu đến công chúng và bạn đọc một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng của thư viện.

Thư viện Quốc gia giới thiệu hơn 1.000 cuốn sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - ảnh 5
Các bạn học sinh tham gia "Khâu sách" - một trong các quá trình bảo tồn sách.

Đặc biệt, công chúng còn được tham gia trải nghiệm một số kỹ năng tu bổ, phục chế cơ bản nhất để hiểu về công tác giữ gìn và bảo quản tài liệu như: Vá dán tài liệu; Khâu sách, Làm hộp bảo vệ hay được các nhân viên của Thư viện Quốc gia trực tiếp tư vấn cách bảo quản những cuốn sách quý... Các hoạt động này giúp độc giả thêm trân quý từng cuốn sách và những người làm công tác thư viện, đồng thời phát huy khả năng tư duy, sáng tạo trong việc tạo ra những sản phẩm độc đáo gắn liền với các hoạt động đọc và khuyến đọc.

Thư viện Quốc gia giới thiệu hơn 1.000 cuốn sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - ảnh 6
Thư viện Quốc gia đã gửi tặng sách đến đại diện các thư viện vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn trên cả nước.

Cũng trong khuôn khổ chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Thư viện Quốc gia đã gửi tặng hơn 8.500 cuốn sách đến các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, các thư viện, tủ sách tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Thư viện Quốc gia đã khẳng định luôn là địa chỉ tin cậy để tiếp nhận và chia sẻ nguồn tài trợ sách, thiết bị của các tổ chức, cá nhân tới các thư viện vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn.

Thư viện Quốc gia giới thiệu hơn 1.000 cuốn sách mới nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - ảnh 7
Ông Nguyễn Xuân Dũng - Giám đốc Thư viện Quốc gia. 

Phát biểu khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Thư viện Quốc gia, ông Nguyễn Xuân Dũng - Giám đốc Thư viện Quốc gia khẳng định, "Sách mang đến kiến thức cùng sự khám phá và những trải nghiệm sâu sắc. Đọc Sách hôm nay thành công mai sau" chính là thông điệp mà Thư viện Quốc gia Việt Nam mong muốn truyền tải tới bạn đọc và những người yêu quý sách với mong muốn góp phần lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng.

Ông Nguyễn Xuân Dũng kỳ vọng, chuỗi hoạt động tại Thư viện Quốc gia không chỉ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, giúp các độc giả, đặc biệt là "độc giả nhí" trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ, mà còn góp phần lan tỏa, quảng bá hình ảnh của Thư viện tới bạn đọc và công chúng. Đồng thời, tăng cường sự trải nghiệm tương tác, gắn với các hoạt động đọc và khuyến đọc để từ đó nuôi dưỡng tình yêu với sách, duy trì niềm vui và thói quen đọc sách mọi lúc mọi nơi.

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.