Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 19/12/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức chương trình “Ký ức và Niềm tin”. Chương trình hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

Chương trình gồm 3 hoạt động chính: Tọa đàm “Có một thời như thế”; Tiếp nhận kỷ vật chiến tranh và Khai mạc triển lãm “Ký ức và Niềm tin”.

Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam - ảnh 1
Tọa đàm “Có một thời như thế” diễn ra sáng 19/12.

Tọa đàm “Có một thời như thế” các đại biểu giao lưu, gặp gỡ giữa 4 nhân vật: bà Hoàng Thị Kim Vinh - cựu Thanh niên xung phong (TNXP) của Đại đội 812 (Đội TNXP Thủ đô N43, Bộ Giao thông vận tải); ông Nguyễn Tiến Lịch - từng là Chính trị viên Đại đội 2, Tiểu đoàn 530, Trung đoàn 5 – Đoàn Dũng sĩ Cát Bi; bà Nguyễn Thị Bảo Hiền - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Doanh nhân CCB Việt Nam; ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, con trai của Thiếu tướng Hoàng Đan - nguyên Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng. Ký ức về một thời tuổi trẻ nhiệt huyết, những câu chuyện về lý tưởng cách mạng, tinh thần vượt khó phụng sự Tổ quốc, tình đồng chí, đồng đội trong chiến tranh được lan toả , đồng thời truyền động lực cho lớp trẻ ngày nay tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.

Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam - ảnh 2
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tiếp nhận những kỷ vật chiến tranh do chính các cựu chiến binh và thân nhân gia đình liệt sĩ trao tặng.

Trong khuôn khổ sự kiện, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tiếp nhận những kỷ vật chiến tranh do chính các cựu chiến binh và thân nhân gia đình liệt sĩ trao tặng. Đó là những bức tranh, những trang thư và dòng nhật ký, hay kỷ vật vô giá còn thấm đẫm tinh thần của một thời hoa lửa.

Những hiện vật này sẽ được Bảo tàng trân trọng lưu giữ và tiếp tục phát huy giá trị trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, tri ân những đóng góp và hy sinh của thế hệ cha ông vì nền độc lập tự do.

Các đại biểu nhấn nút khai mạc triển lãm  “Ký ức và Niềm tin”:

Triển lãm “Ký ức và Niềm tin” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện từ những tài liệu, hiện vật quý giá đã được sưu tầm trong gần 20 năm qua. Triễn lãm gồm ba chủ đề: “Sẵn sàng lên đường”; “Niềm tin chiến thắng” và “Ngày trở về”. Chất liệu chính trong triển lãm là những hình ảnh, hiện vật, câu chuyện và thước phim sống động về những ký ức hào hùng của dân tộc.

Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam - ảnh 3
Các đại biểu thăm gian trưng bày các kỷ vật tại triển lãm sáng 19/12.
Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam - ảnh 4Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam - ảnh 5Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam - ảnh 6

Qua gần 200 hình ảnh, hiện vật gốc trong đó có những kỷ vật tiêu biểu như: Đơn tình nguyện nhập ngũ viết bằng máu; nhật ký của nữ bộ đội Trường Sơn về con đường ra trận và những năm tháng phục vụ trong quân ngũ; thư của người liệt sĩ gửi vợ đong đầy nỗi nhớ và niềm tin về ngày đoàn tụ hay chiếc kèn Harmonica mà người chiến sĩ đã dùng thổi bài “Vì nhân dân quên mình” cạnh quả bom hẹn giờ để động viên tinh thần đồng đội… 

Đặc biệt, trong khuôn khổ triển lãm, các đại biểu và khách thăm quan có cơ hội tham gia hoạt động trải nghiệm “Thư gửi người thân”, nơi mọi người có thể viết những dòng thư ý nghĩa, gửi gắm tình cảm chân thành đến những người thân yêu của mình qua những lá thư mang đậm phong cách “thời chiến”. Sự kiện diễn ra lúc 9h sáng. Triển lãm “Ký ức và Niềm tin” mở cửa phục vụ công chúng tham quan từ ngày 19/12/2024.

 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.