Nên và không nên uống gì vào mùa hè?

Chia sẻ

ĐSGĐ - Khi thời tiết nóng ta luôn thấy khát nước. Nên uống những gì và uống thế nào để nhanh giải khát mà sau đó không gây hại cho cơ thể.

 
Những loại nước nên dùng
 
 Nước trắng (còn gọi là nước lọc)
 
Đây là loại nước thiên nhiên không có ga và không chứa calo, nó làm giảm cơn khát tốt nhất-nhanh chóng bù đắp lượng chất lỏng đã mất đi khỏi cơ thể. Nếu là nước đóng chai, nên lưu ý là nước được đảm bảo chất lượng, nó chứa tất cả những vi chất cần thiết cho con người và các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ theo quy định trên nhãn mác.
 
Nên và không nên uống gì vào mùa hè? - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Nước ngâm trái cây tươi và khô
 
Các loại nước này làm giảm khát chỉ với điều kiện được chế biến với lượng đường tối thiểu, khi đó nó sẽ bổ xung lượng nước còn thiếu hụt trong cơ thể và bù đắp các chất khoáng đã bị mất đi. Nước trái cây nhiều ngọt sẽ sinh khát thêm.      
 
Nước khoáng
 
Về hàm lượng muối và vi chất trong nước khoáng có 3 dạng: muối ăn, muối ăn-chữa bệnh và muối chữa bệnh. Loại nước khoáng để chữa bệnh chỉ được uống theo chỉ định của bác sỹ. Nếu lạm dụng nó, đặc biệt là vào mùa hè có thể làm phát sinh sỏi trong thận cũng như các vấn đề về xương khớp.
 
Chè xanh
 
Đây là một loại nước điều chỉnh nhiệt. Chất tanin có trong chè xanh làm mát cơ thể, nó sẽ giải khát và bù đắp các vi chất bị đào thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi. Chè xanh cũng có tác dụng củng cố mạch máu khi làm việc với cường độ lớn trong mùa nóng. Cần lưu ý rằng để giải khát thì lượng nước chè xanh chỉ nên uống ít bằng 1/3 nước thường.
 
Nước quả ép
 
Cho dù có những ý kiến là nước quả không có tính giải khát song ngược lại, do có hàm lượng cao các axit trái cây nên nước quả ép sẽ có tính năng này.
 
Nên và không nên uống gì vào mùa hè? - ảnh 2
Ảnh minh họa
 
Tuy nhiên cũng không nên quá đề cao tính bổ dưỡng của nước quả ép. Nó chỉ thực sự có ích tử trái cây tươi và uống ngay sau khi chế biến. Trước khi xay, ép nước quả tươi thì nên rửa sạch và gọt vỏ trái cây.
 
Những loại nước nên hạn chế dùng
 
Nước có ga
 
     Chất carbon dioxide của nước ga kích thích tiết dịch vị và làm tăng độ axit dạ dày, làm tăng chứng đầy hơi. Hàm lượng carbohydrate cao (trong một ly nước có pha nhiều đường) tăng cảm giác đói và dễ làm tăng cân. Chất phosphoric acid có tác động xấu đến niêm mạc ruột.
Rượu, bia
 
Để giải rượu phải cần một lượng lớn nước. Việc dùng các đồ uống có cồn khi trời nóng sẽ tăng tốc độ mất nước. Ngoài ra, thân nhiệt sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng độc hại của chất cồn.
 
Cà phê
 
Đồ uống tăng lực này sẽ càng làm cho cơ thể nhanh bị mất nước.
 
Nguyên tắc uống nước hợp lý:
 
Uống đều nước nhiều lần trong ngày, kể cả khi không khát để tránh cho cơ thể bị trong tình trạng đã mất nước. Nước uống phải đảm bảo vệ sinh
 
Uống chậm rãi thành từng ngụm nhỏ. Nếu uống nhiều với ngụm nước to sẽ kích hoạt vã mồ hôi và càng làm tăng cơn khát.
 
Không uống đồ uống lạnh. Thứ nhất là dễ bị viêm họng, thứ hai là đồ uống lạnh cơ thể sẽ khó hấp thụ.
 
Không uống quá 2,5-3 lít nước/ngày. Khi trong cơ thể bị thừa độ ẩm sẽ phát sinh các triệu chứng tim đập nhanh, tăng huyết áp, khó thở, phù nề.             
 
   
  Ngọc Bích      
 

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).