Giải bài toán sâu răng ở trẻ em

Chia sẻ

PNTĐ-Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao.

 
Theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ” (thường xoay quanh mức 80-90%).
 
Các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt cho biết, đến thời điểm hiện tại, rất nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng răng sữa của trẻ sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn về sau. Do đó, chuyện trẻ “quên” chăm sóc răng miệng, bị sâu răng sữa… thường bị cha mẹ cho rằng không mấy nghiêm trọng. Trong khi đó, thực tế sâu răng sữa ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến những biến chứng như: răng vĩnh viễn mọc lệch, mất sức nhai, nặng hơn là gây viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận...
 
Việc phòng chống bệnh về răng miệng cho trẻ từ ban đầu vốn không khó thực hiện. Điều mấu chốt nằm ở chỗ, việc này chỉ mang đến hiệu quả thật sự khi có sự chung tay phối hợp của “bộ 3”: gia đình - nhà trường - xã hội; nâng cao ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không chỉ cho trẻ mà còn từ phía phụ huynh.
 
Cụ thể, theo nghiên cứu của Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia, ở những nơi tổ chức tốt chương trình nha học đường, đồng thời thường xuyên thực hiện các hoạt động xã hội mang tính tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân (nhất là các bậc cha mẹ) về việc chải răng thì tỉ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ có thể giảm 50-70% sau 6 năm.
 
Không cần đề cập những kiến thức khó nhớ, đơn cử như chỉ cần các bậc cha mẹ và trẻ em thực hiện đúng thông điệp: “Chải răng buổi tối vì một Việt Nam không sâu răng”, thì tỉ lệ sâu răng ở trẻ sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt, nếu người mẹ - người gần gũi với trẻ nhất - ghi nhớ một cách sâu sắc rằng đánh răng trước khi đi ngủ thậm chí quan trọng hơn cả đánh răng sau khi thức giấc vào buổi sáng, vì ban đêm vi khuẩn hoạt động mạnh gấp đôi ban ngày gây nguy cơ sâu răng rất cao, thì việc phòng chống sâu răng ở trẻ sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt hơn.
 
Phối hợp cùng gia đình, tại các trường học, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã có Thông tư về việc tổ chức chương trình Nha học đường. Nhiều chương trình xã hội hóa chăm sóc nha học đường cũng đã được thực hiện suốt nhiều năm qua, như một sự chung tay của toàn xã hội. Có thể kể đến Chương trình “P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam” do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y Tế phối hợp tổ chức nhằm tuyên truyền và hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách, khám tư vấn, điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng, cấp phát sản phẩm chăm sóc răng miệng cho hơn 11 triệu học sinh cả nước trong suốt 15 năm qua.
 
Giải bài toán sâu răng ở trẻ em - ảnh 1
Chương trình chạy bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng Thế giới
do nhãn hàng P/S và Hội Răng hàm mặt Việt Nam tổ chức
là hoạt động thiết thực để nâng cao nhận thức của cả phụ huynh
 và trẻ nhỏ về sức khỏe răng miệng
 
Song song đó, nhiều hoạt động xã hội để tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống bệnh răng miệng cũng đã được thực hiện theo những cách sinh động khác nhau. Gần đây nhất, vào sáng 21/3/2015 tại Công viên Hồ Bán Nguyệt, Quận 7, TP.HCM), hoạt động chạy bộ tại hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng Thế giới năm thứ 3 cũng đã thu hút hơn 6.000 người tham dự. Mỗi thành viên tham gia chương trình đồng nghĩa với việc đã đóng góp một bàn chải đánh răng và một tuýp kem đánh răng P/S cho các trẻ em vùng sâu vùng xa. Và khi các bậc cha mẹ chủ động tham gia vào các hoạt động này cùng với trẻ, đó sẽ là các việc làm thiết thực, để hướng đến việc giảm tỉ lệ sâu răng ở trẻ em trên cả nước.
 
Tuyết An

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).