Trẻ em Bangladesh khốn khổ trong các khu ổ chuột

Chia sẻ

PNTĐ-Cô bé Lamia trông nhỏ hơn nhiều so với độ tuổi 14. Em sống trong một khu ổ chuột ở Thủ đô Dhaka của Bangladesh. Em bị suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến cả thể chất và trí tuệ...

 
Cô bé Lamia trông nhỏ hơn nhiều so với độ tuổi 14. Em sống trong một khu ổ chuột ở Thủ đô Dhaka của Bangladesh. Em bị tình trạng suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến cả thể chất và trí tuệ. Bố mẹ em không kiếm đủ tiền để nuôi 5 đứa con, trong đó có em.
 
Trẻ em Bangladesh khốn khổ trong các khu ổ chuột - ảnh 1
Tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em sống trong
khu ổ chuột ở Bangladesh
 
Mẹ em, bà Laila Begum đã di cư tới Dhaka cách đây 18 năm. Bà cho biết Lamia bị ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng nặng nề nhất trong các con và bà không có đủ tiền để đưa con đi chữa trị.
 
Giống như Lamia, nhiều trẻ ở các khu ổ chuột Bangladesh cũng bị suy dinh dưỡng. Hầu hết những trẻ em như Lamia đều có chung hoàn cảnh: di cư từ vùng nông thôn vì lý do kinh tế nhưng lại buộc phải sống trong cảnh tù túng, nghèo đói.
 
Tại những khu ổ chuột ở Dhaka, người dân không có các dịch vụ cơ bản và phải chen chúc trong không gian nhỏ hẹp. Gia đình em Laila phải sống trong một căn phòng bé tí. Những người như Lala phải chịu đựng thiếu thốn hàng ngày, từ cái ăn cho đến nước sạch, học hành. Các em buộc phải trông em nhỏ hoặc làm việc thay vì tới trường.
 
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ở Bangladesh từ lâu đã cùng với chính phủ Bangladesh hỗ trợ trẻ em sống trong các khu ổ chuột Dhaka và các thành phố, thị trấn. Theo bà Monira Parveen, nhân viên dinh dưỡng thuộc UNICEF Bangladesh, tình trạng suy dinh dưỡng ở Bangladesh nhìn chung được cải thiện nhưng tỷ lệ vẫn chưa ở mức khả quan.
 
Đối với những trẻ em ở khu ổ chuột, UNICEF và các tổ chức phi chính phủ liên quan đã thành lập các trường học mà người đi học sẽ được trả tiền nhằm khuyến khích bố mẹ các em cho các em tới trường thay vì đi làm.
 
Theo khảo sát năm 2013, thực hiện tại các khu ổ chuột thành phố, một nửa số trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc. Khảo sát năm 2016 cho thấy tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức 40%. Nghèo đói, vệ sinh và môi trường kém chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Các bà mẹ mang thai và sinh trong khu ổ chuột không được chăm sóc tiền sản và hậu sản nên sức khỏe trẻ em rất kém.
 
Bộ trưởng Y tế Bangladesh Mohammad Nasim cho biết, dinh dưỡng sẽ là một vấn đề mà Bangladesh phải cải thiện. Để thực hiện điều đó, Hội đồng Dinh dưỡng Quốc gia Bangladesh đã được khôi phục và Kế hoạch Hành động Quốc gia vì Dinh dưỡng đang trong quá trình phê duyệt. Ngoài ra, Bangladesh cũng cần sự phối hợp từ các cơ quan Liên hợp quốc, đối tác tài trợ và tổ chức xã hội dân sự.
 
Nhật Huy (theo Xinhua)

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.