Hà Nội đặt mục tiêu 90% trẻ mẫu giáo và tiểu học được uống sữa học đường

Chia sẻ

PNTĐ-Chiều 25/9, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã thông tin về đề án sữa học đường...

 
Chiều 25/9, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã thông tin về đề án sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh trên địa bàn giai đoạn 2018 - 2020.
 
Phó Giám đốc Phạm Xuân Tiến cho biết, đề án “Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018-2020” đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt để triển khai từ năm học này đến hết năm 2020. Mục tiêu của đề án là có trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa theo chương trình Sữa học đường, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học xuống dưới 5,5% và tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5 đến 2cm so với năm 2010.
 
Theo đề án này, định mức mỗi trẻ mẫu giáo, học sinh được uống sữa 5 lần/tuần của 9 tháng đi học (mỗi ngày uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml. Sữa dùng trong chương trình là sữa tươi tiệt trùng, có đường hoặc không đường, bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Ngoài ra, trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tại Hà Nội sẽ được thụ hưởng chương trình trợ giá uống sữa.
 
Theo đó, mức giá 1 hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đ/hộp (180ml), không tăng giá từ năm học 2018 đến hết năm 2020. Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%. Riêng đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, ngân sách sẽ hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%.
Ước tính, tổng sổ trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học của 3 năm học của Hà Nội khoảng 1.541.833 trẻ mẫu giáo và 2.364.832 học sinh tiểu học. Số liệu thụ hưởng thực tế được điều chỉnh cụ thể trong các năm triển khai thực hiện Đề án.
 
Phó Giám đốc Phạm Xuân Tiến khẳng định chương trình sữa học đường là hoàn toàn tự nguyện. Phụ huynh đã đăng ký nhưng thấy không hợp lý có thể hủy, chưa đăng ký có thể bổ sung nếu có nhu cầu, các nhà trường không được ép phụ huynh đăng ký để xét thi đua. Khi tham gia chương trình sữa học đường, học sinh sẽ uống sữa tại trường, Sở sẽ có cơ chế kiểm soát việc học sinh uống sữa, tránh trường hợp mang sữa về nhưng không uống. Học sinh có thể mang vỏ sữa về nhà để phụ huynh kiểm tra thành phần in trên hộp sữa, chủng loại sữa. 
 
 
T.A

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo thuận lợi, an toàn cho thí sinh đăng ký dự thi

Đảm bảo thuận lợi, an toàn cho thí sinh đăng ký dự thi

(PNTĐ) - Từ ngày 2/5 đến 17h00 ngày 10/5, thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 đăng ký dự thi chính thức trên Cổng đăng ký trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT). Để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, năm nay, Bộ GD-ĐT đã có những sửa đổi, bổ sung các quy định để đảm bảo an toàn cho kỳ thi từ khâu đăng ký thi đến ra đề thi, coi thi…
 Ngày 4/5, Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM năm 2024

Ngày 4/5, Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM năm 2024

(PNTĐ) - Ngày hội Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM năm 2024 có chủ đề “Đẩy mạnh Chuyển đổi Số và giáo dục STEM trong ngành Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) theo định hướng giáo dục thông minh” diễn ra từ ngày 4-5/5/2024, tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo  thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng 02 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.