Chung tay xóa bạo lực học đường

Chia sẻ

PNTĐ-Bạo lực học đường (BLHĐ) không còn là hiện tượng cá biệt, mà đã trở thành vấn nạn. Theo báo cáo của 38 sở GD-ĐT, từ năm 2003 đến nay có hơn 8.000 vụ học sinh đánh nhau.

 
Chung tay xóa bạo lực học đường - ảnh 1
Hãy tạo cơ hội để các học sinh hiểu nhau, tôn trọng nhau để xóa bỏ BLHĐ

 
Qua những vụ BLHĐ vừa qua, tôi thấy rằng: 
 
Ở gia đình, các em chưa được cha mẹ dạy kỹ năng sống. Ở trường, nhiều thầy cô giáo mới quan tâm đến việc dạy kiến thức cho học trò nhiều hơn dạy các em điều hay, lẽ phải. Khi vui chơi, bạn bè nhỡ dẫm phải chân nhau là thường, chỉ cần xin lỗi nhau là được. Bạn bè giận nhau đến đâu, cũng phải biết kiềm chế, tìm cách tháo gỡ, không làm tổn thương nhau. 
 
Cha mẹ và nhà trường cũng chưa dạy con hiểu đầy đủ hai chữ “con người”. Vì thế, khi có mâu thuẫn với bạn, dù là nhỏ, nhiều em tự xé ra to, hành xử với nhau nặng về phần “con” hơn phần “người”. Khi hành vi xấu của mình bị phát giác và cộng đồng lên án, nhiều em vẫn bình thản, coi chuyện đánh nhau là thường, thậm chí “đánh thế còn nhẹ, nhiều trận còn nặng hơn”. Nếu nhà trường, gia đình đưa vào đời những con người như vậy thì nguy hiểm quá. 
 
Tôi cho rằng, đã đến lúc, ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục phải thay đổi phương pháp giáo dục cho phù hợp. Hiện nay, có một hiện tượng phổ biến, nhiều thầy cô giáo chủ nhiệm suốt nhiều năm nhưng chưa một lần đặt chân đến nhà thăm học sinh của mình. Nhiều thầy giáo bộ môn dạy cả năm không thuộc tên học sinh lớp mình dạy. Thầy không sát trò, làm sao hiểu đươc trò.
 
Vụ việc đánh “hội đồng” dã man ở trường THCS Phù Ủng, Hưng Yên, nếu như có trách nhiệm với học trò, gia đình, cô giáo, hiệu trưởng nhà trường đã tìm ra biện pháp ngăn ngừa kịp thời chứ không phải chờ đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên mất công về tận trường giải quyết .
 
Tôi cũng cho rằng, khi BLHĐ xảy ra như sự việc nghiêm trọng ở trường THCS Phủ Ủng, không chỉ các em học sinh phải chịu trách nhiệm mà Hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục địa phương cũng nên nhìn nhận trách nhiệm của mình. Ở một số quốc gia, các nhà quản lý đã dũng cảm từ chức như một sự hối lỗi trước cộng đồng. 
 
Ngoài ra, chúng ta cần tạo ra những sân chơi ngoại khóa hấp dẫn, lành mạnh, nhằm kéo học sinh tham gia các hoạt động tập thể, tránh xa tệ nạn xã hội. Gia đình, nhà trường cần phối hợp nhuần nhuyễn hơn trong quản lý, giáo dục con em. Tôi ủng hộ quan điểm trong mục Góc nhìn “Yêu thương sẽ đẩy lùi bạo lực” trên số 14 rằng, cần giáo dục các em tình yêu thương, biết tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Bởi, chỉ có yêu thương mới có thể góp phần hạn chế nạn BLHĐ.   
 
 
Lê Sỹ Tứ

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND Thành phố “quy định chi tiết một số chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” và dự thảo nghị quyết “quy định cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ sinh sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội”. Đồng chí Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và đồng chí Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chủ trì hội nghị.