Sau ‘án phạt,’ bộ phim ‘Ròm’ được cấp phép phát hành ở Việt Nam

Chia sẻ

Dù đã chính thức được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép phát hành sau những ồn ào hồi năm 2019 nhưng phim "Ròm" vẫn chưa có lịch chiếu cụ thể vì dịch COVID-19.

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết bộ phim “Ròm” (đạo diễn Trần Thanh Huy) đã chính thức được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép phát hành ở trong nước. Phim được dán nhãn C18 (không dành cho người dưới 18 tuổi).

Bản phim được cấp phép phát hành lần này có nhiều chỉnh sửa, thay đổi so với bản gửi duyệt ban đầu.

Sau ‘án phạt,’ bộ phim ‘Ròm’ được cấp phép phát hành ở Việt Nam - ảnh 1"Ròm" là bộ phim dán nhãn C18 (không dành cho khán giả dưới 18 tuổi). (Ảnh: ĐLP)

“Ròm” được phát triển từ phim ngắn “16h30” (từng được trình chiếu tại hạng mục Góc phim ngắn - Liên hoan phim Cannes 2013) của chính đạo diễn Trần Thanh Huy. Chuyện phim xoay quanh cuộc sống, số phận của những đứa trẻ đường phố, vô gia cư, chuyên đi bán kết quả sổ xố mỗi chiều. Nhân vật chính mang ước mơ kiếm đủ tiền để đi tìm mẹ ruột.

Cuối năm 2019, “Ròm” làm nóng dư luận khi đơn vị sản xuất đã tự đăng ký và gửi phim tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan ở thời điểm bộ phim này chưa được cấp Giấy phép phổ biến phim ở trong nước.

Điều này vi phạm quy định của pháp luật hiện hành bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh (năm 2009) quy định rõ: “Phim tham gia liên hoan phim quốc tế, hội chợ phim quốc tế, những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài phải có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh-truyền hình.”Sau đó, Công ty Cổ phần Sản xuất phim Hoan Khuê (HKFilm) - đơn vị sản xuất bộ phim “Ròm” bị xử phạt 40 triệu đồng.

Tuy nhiên, tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2019, phim “Ròm” vẫn được trình chiếu và giành giải thưởng ở hạng mục Xu hướng mới (trao giải cho hai tác phẩm là phim đầu tay hoặc phim thứ hai của các đạo diễn châu Á mới). Đạo diễn Trần Thanh Huy cho biết hiện nay, anh và đơn vị sản xuất chưa có kế hoạch cụ thể về việc công chiếu “Ròm” bởi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

P. Mai (Vietnam+)

Theo https://www.vietnamplus.vn/sau-an-phat-bo-phim-rom-duoc-cap-phep-phat-hanh-o-viet-nam/631973.vnp

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.