Vì sao Hà Nội chưa ứng dụng máy siêu âm cho cây để phát hiện cây mọt, hỏng?

Chia sẻ

Từ vụ việc cây phượng lớn bị bật gốc gây hậu quả nghiêm trọng trong trường học, rồi những cây xà cừ trồng tại vỉa hè đổ là nỗi quan tâm, lo lắng của người dân trước mùa mưa bão đang đến…

Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 16/6. nhiều câu hỏi được phóng viên quan tâm như: Vì sao Hà Nội chưa ứng dụng máy siêu âm cho cây? Hà Nội có thay thế các cây phượng, xà cừ không? Cây lá phong liệu có hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Hà Nội? Có thể phát hiện cây hỏng, mục bằng hình thức nào?...

Cây được cắt tỉa thường xuyên.Cây xanh ở Hà Nội được cắt tỉa thường xuyên trước mùa mưa bão. (Ảnh: Minh họa)

Trả lời những câu hỏi quan tâm của báo chí, ông Nguyễn Xuân Anh, Tổng Giám đốc Công ty công viên cây xanh Hà Nội cho hay: Theo nguyên tắc, chúng tôi chỉ quản lý cây xanh ở những khu phố có tên, còn các trường học, bệnh viện thì trách nhiệm quản lý thuộc về quận. Về nguyên tắc, các cây này muốn chúng tôi cắt tỉa, phải có đơn và mất chi phí theo đúng quy định.

Công tác xử lý, cây đổ, cành gẫy mùa mưa bão thì rất nhiều năm nay công ty đã làm. Nếu có hiện tượng xảy ra cây đổ nhiều thì cần phối hợp các đơn vị như: Công ty cấp thoát nước. Phối hợp con người, xe vận chuyển…

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại sao khu phố Trần Duy Hưng trồng cây lá phong một thời gian dài mà chưa đổi màu, Hà Nội có phương án thay đổi loại cây khác không? Ông Hanh cho hay: Với mong muốn cho thành phố có nhiều cây xanh phong phú, tạo điểm nhấn, được sự đồng ý của thành phố đã trồng hàng cây lá phong. Nguồn gốc của cây này là ôn đới, thích nghi độ lạnh dưới 10 độ mới đổi màu, nên trồng cây này ở xứ nhiệt đới như của chúng ta thì cần có thời gian để cây thích nghi. Hiện tại, cây vẫn phát triển tốt, tuy chưa thực sự như mong muốn.

Báo chí quan tâm trước tình trạng nhiều cây phượng, cây xà cừ bật gốc, sâu mọt, thì thành phố có phương án thay thế không? Giải đáp vấn đề này, các đại biểu cho rằng, đây là loại cây có mặt ở nhiều nơi trên thành phố, nó có từ thời Pháp, bản chất cây này là cần không gian rộng. Trước kia, những cây này thường trồng ở phố cổ, cũ, những vỉa hè rộng. Trong quá trình phát triển đô thị, với những tác động khách quan và chủ quan của con người như xây dựng, đào cống rãnh, đào đường, thực hiện công nghiệp… đã tác động vào nó. Tác động này không ảnh hưởng ngay mà một thời gian, cây mới mục rễ, yếu dần. Vì vậy, những cây yếu, mục đề xuất chặt, thay thế cây khác, còn cây vẫn tốt thì tiến hành cắt tỉa, hạ độ cao, đảm bảo an toàn tương đối.

Một số thông tin cho rằng tại nhiều nước dùng máy siêu âm để phát hiện cây mọt, hỏng chuẩn xác, tại sao Hà Nội không ứng dụng. Vấn đề này, ông Hanh cho hay: Chúng tôi đã được Hà Nội cho đi học tập, tiếp cận máy siêu âm cây tại Singapo, nhưng ở đây máy này chỉ áp dụng cho cây cần bảo tồn, và với chi phí lớn, tiền tỷ/máy. Chúng tôi cũng yêu cầu các chuyên gia sang để thực nghiệm tại Việt Nam, nhưng thấy không hiệu quả. Chúng tôi đang tìm giải pháp khác. Trong quá trình chưa có máy móc hiện đại, thì chúng tôi có đội ngũ am hiểu về cây, chẩn bệnh được cây tốt, xem cây sâu mục dựa vào nguyên nhân thông qua vỏ cây. Nếu nghi ngờ sâu, hỏng bên trong sẽ gõ vào thân cây khi cây có tiếng kêu sẽ hỏng. Những phương pháp này phát hiện được tương đối bệnh của cây.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

(PNTĐ) -  Sáng 27/4, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), trật tự đô thị (TTĐT) với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các lực lượng, đơn vị trên địa bàn quận. Hoạt động nhằm  đảm bảo công tác VSMT, TTĐT trên địa bàn Quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói riêng từng bước đi vào nề nếp.
Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.