Họp nóng về chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong tình hình dịch

Chia sẻ

Lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố đã tham dự Hội nghị trực tuyến với Ban chỉ đạo quốc gia về thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, diễn ra chiều 31/7.

Hội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo quốc gia về thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với các địa phương. Ảnh: VGP/Nhật NamHội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo quốc gia về thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với các địa phương. Ảnh: VGP/Nhật Nam

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, khi xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD&ĐT đã lường trước việc dịch bệnh có thể bùng phát trở lại nên giao kỳ thi cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện tổ chức kỳ thi, không cử cán bộ trường đại học tham gia coi thi, chấm thi mà chỉ có mặt trong các đoàn kiểm tra các khâu của kỳ thi.
Bộ GD&ĐT có công văn đề nghị Ban chỉ đạo thi của các địa phương tăng cường các biện pháp phòng dịch khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT.

Cụ thể, phải xây dựng phương án phân loại thí sinh theo 4 nhóm: F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV-2), F1 (tiếp xúc gần với F0, phải cách ly tập trung), F2 (tiếp xúc với F1, cách ly tại nơi cư trú) và các thí sinh khác.

Ngoài đối tượng thí sinh F0 sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp và được tạo điều kiện tham gia xét tuyển đại học bằng các hình thức phù hợp, thí sinh diện F1, F2 sẽ được bố trí thi tại phòng thi hoặc điểm thi riêng.

Thí sinh diện F1 có thể được tổ chức thi tại khu cách ly hoặc điểm thi riêng gần khu cách ly. Thí sinh diện F2 có thể bố trí thi tại phòng thi dự phòng của các điểm thi hoặc thi tại điểm riêng phù hợp với điều kiện mỗi địa phương.

Trong quá trình tổ chức Kỳ thi, thí sinh có biểu hiện ho, sốt được bố trí thi tại phòng thi dự phòng tại điểm thi.

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương nếu cần thiết phải điều chỉnh phương án bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia kỳ thi, không để những người thuộc diện F0, F1, F2 tham gia các khâu của kỳ thi.

Những cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi tại các phòng thi dành riêng cho thí sinh diện F1, F2 phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Các địa phương phải có phương án dự phòng về điểm thi, phòng thi, nhân lực ở tất cả các khâu của kỳ thi khi cần thiết, phương án đảm bảo an toàn, phòng dịch khi đưa đón thí sinh F1, F2.

Các địa phương tuân thủ các biện pháp đã áp dụng như phun thuốc khử khuẩn, đeo khẩu trang, bố trí nước rửa tay, đo thân nhiệt cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi trong khu vực in sao đề thi, khu vực làm phách, chấm thi và tại các điểm thi.

Tới thời điểm này, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Mai Văn Trinh cho biết, Bộ GD&ĐT đã có các đoàn kiểm tra 46/63 tỉnh, thành phố. Các tỉnh phải có phương án đối phó với thiên tai, dịch bệnh. Trong đó có dịch COVID-19 và bệnh bạch hầu.

Đặc biệt chú ý hỗ trợ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thí sinh. Vì thế, khi dịch COVID-19 trở lại, các địa phương đã có dự phòng để ứng phó.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết Hà Nội là một trong các địa phương có đông thí sinh nhất cả nước nhưng tới thời điểm này đã hoàn tất việc chuẩn bị thi. Tuy nhiên, ông Ngô Văn Quý đề nghị Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể.

Ví dụ như các điểm thi cần sát khuẩn, thí sinh cần đeo khẩu trang, bảo đảm giãn cách trong phòng thi, bảo đảm phân luồng khi thí sinh ra vào điểm thi để không lây nhiễm chéo. Ngoài ra, phương án phân loại thí sinh, tổ chức điểm thi riêng cho đối tượng F1, F2 như thế nào? Những việc này cần có quy định, hướng dẫn cụ thể.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết ban chỉ đạo thi TPHCM đã chỉ đạo bố trí các phòng thi cách ly trong 115 điểm thi. Để dự phòng số thí sinh F1, F2 nếu đông, TPHCM đã có một trường THCS làm điểm thi dự phòng để khi cần sẽ tổ chức điểm thi riêng.

Lãnh đạo TPHCM cũng bày tỏ băn khoăn về công tác chấm thi sắp tới của Thành phố sẽ phải tổ chức ở 1 điểm với khoảng 600 người làm công tác chấm thi. Việc này phạm vào quy chế tập trung đông người nên cần xin ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết từ Ban chỉ đạo.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh, Đà Nẵng đã có giáo viên, học sinh bị nhiễm, hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm. Tới thời điểm này đã có 80 ca dương tính. Mặc dù Thành phố đã chuẩn bị phương án sẵn sàng cho kỳ thi, nhưng tâm lý của phụ huynh, thí sinh tại đây rất lo lắng.

Chính vì vậy, lãnh đạo TP. Đà Nẵng xin kiến nghị xem xét báo cáo Chính phủ cho dừng thi đối với thí sinh tại Đà Nẵng và xét đặc cách tốt nghiệp đối với thí sinh. Những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường đại học có phương án phù hợp tạo điều kiện cho thí sinh Đà Nẵng được xét tuyển.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, đây là điều rất khó khăn đối với lãnh đạo thành phố nhưng vì sự an toàn tính mạng và sức khỏe của thí sinh nên phải đưa ra đề xuất này.

NHẬT NAM/Chinhphu

Theo http://baochinhphu.vn/Giao-duc/Hop-nong-ve-chi-dao-thi-tot-nghiep-THPT-nam-2020-trong-tinh-hinh-dich/402631.vgp

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).