Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội

Chia sẻ

Sáng 21/9, Bộ Nội vụ và UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại hội nghịThứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn và Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách UBND TP Nguyễn Văn Sửu đồng chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn.

Theo Bộ Nội vụ, dự thảo Nghị định gồm 6 chương, 39 điều, quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quy định về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của UBND, chủ tịch UBND phường; quy định mối quan hệ công tác của UBND phường; quy định tuyển dụng, quản lý công chức phường và tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường; quy định tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng - an ninh, lập dự toán ngân sách; quy định các nội dung chuyển tiếp.

Các đại biểu cơ bản đồng tình, thống nhất với bố cục, nội dung dự thảo, đồng thời đóng góp một số ý kiến để quy định của dự thảo chặt chẽ, có hiệu quả thực hiện cao.

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn bày tỏ sự quan tâm đến mối quan hệ công tác giữa UBND phường với hệ thống chính trị phường. Bởi tổ chức chính quyền khi thực hiện thí điểm chỉ còn 2 cấp, trong khi hệ thống chính trị hiện hành vẫn là 3 cấp. Do đó, cần có quy chế tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị phường để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.

Đồng chí Trần Thị Nga, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) băn khoăn, việc quy định UBND phường không chuyển giao chức năng, nhiệm vụ xuống tổ dân phố để thực hiện sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Trong nhiều năm qua, các nhiệm vụ về thu thuế, tuyên truyền được các tổ dân phố thực hiện tốt, nếu sắp tới chỉ giao cho đội ngũ công chức phường thì sẽ gặp khó khăn vì số lượng công chức chỉ có hạn, nhiều trường hợp công chức không phải là người địa phương.

Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Nguyễn Huy Khánh nêu quan điểm, nếu công chức UBND phường là công chức cấp quận thì sẽ gây khó khăn cho công tác luân chuyển cán bộ giữa phường, xã với nhau.

Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thanh Minh cho rằng, chức danh chủ tịch, phó chủ tịch cấp phường thuộc diện Ban Thường vụ quận, thị ủy quản lý, tuy nhiên dự thảo Nghị định chưa quy định rõ quy trình bổ nhiệm các chức danh này. Đồng chí Nguyễn Thanh Minh đề nghị quy định cụ thể hơn, bám sát Quy định số 105-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, khi công chức UBND phường chuyển thành công chức cấp quận thì tổng lượng biên chế của Bộ Nội vụ giao cho thành phố có sự thay đổi về số lượng. Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cần nhấn mạnh thêm trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ ở cấp phường, đồng thời cần nghiên cứu liên thông quy định của Nghị định này với các cơ chế chính sách khác và phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đánh giá cao và trân trọng tiếp thu các ý kiến tâm huyết và trách nhiệm của các đại biểu. Qua tổng hợp ý kiến của các đại biểu cho thấy, dự thảo của Nghị định phải bám sát các nội dung của Nghị quyết số 97/2019/QH14, lưu ý bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng nhưng tránh chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Ngoài ra, cần thực hiện phân cấp và ủy quyền cho địa phương, nhất là về quy mô tổ dân phố phù hợp với đặc thù của Hà Nội, để vừa bảo đảm về mặt quản lý nhà nước, vừa bảo đảm các tổ cộng đồng hoạt động hiệu quả. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng đề nghị thành phố Hà Nội ban hành đồng bộ các văn bản để bảo đảm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội.

Bài và ảnh: HẰNG THU

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.
Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

(PNTĐ) - Tối 26/4, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật.