Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội

Chia sẻ

Sáng 21/9, Bộ Nội vụ và UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại hội nghịThứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn và Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách UBND TP Nguyễn Văn Sửu đồng chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn.

Theo Bộ Nội vụ, dự thảo Nghị định gồm 6 chương, 39 điều, quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quy định về tổ chức, hoạt động, chế độ trách nhiệm của UBND, chủ tịch UBND phường; quy định mối quan hệ công tác của UBND phường; quy định tuyển dụng, quản lý công chức phường và tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường; quy định tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng - an ninh, lập dự toán ngân sách; quy định các nội dung chuyển tiếp.

Các đại biểu cơ bản đồng tình, thống nhất với bố cục, nội dung dự thảo, đồng thời đóng góp một số ý kiến để quy định của dự thảo chặt chẽ, có hiệu quả thực hiện cao.

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn bày tỏ sự quan tâm đến mối quan hệ công tác giữa UBND phường với hệ thống chính trị phường. Bởi tổ chức chính quyền khi thực hiện thí điểm chỉ còn 2 cấp, trong khi hệ thống chính trị hiện hành vẫn là 3 cấp. Do đó, cần có quy chế tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị phường để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.

Đồng chí Trần Thị Nga, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) băn khoăn, việc quy định UBND phường không chuyển giao chức năng, nhiệm vụ xuống tổ dân phố để thực hiện sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Trong nhiều năm qua, các nhiệm vụ về thu thuế, tuyên truyền được các tổ dân phố thực hiện tốt, nếu sắp tới chỉ giao cho đội ngũ công chức phường thì sẽ gặp khó khăn vì số lượng công chức chỉ có hạn, nhiều trường hợp công chức không phải là người địa phương.

Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Nguyễn Huy Khánh nêu quan điểm, nếu công chức UBND phường là công chức cấp quận thì sẽ gây khó khăn cho công tác luân chuyển cán bộ giữa phường, xã với nhau.

Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thanh Minh cho rằng, chức danh chủ tịch, phó chủ tịch cấp phường thuộc diện Ban Thường vụ quận, thị ủy quản lý, tuy nhiên dự thảo Nghị định chưa quy định rõ quy trình bổ nhiệm các chức danh này. Đồng chí Nguyễn Thanh Minh đề nghị quy định cụ thể hơn, bám sát Quy định số 105-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, khi công chức UBND phường chuyển thành công chức cấp quận thì tổng lượng biên chế của Bộ Nội vụ giao cho thành phố có sự thay đổi về số lượng. Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cần nhấn mạnh thêm trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ ở cấp phường, đồng thời cần nghiên cứu liên thông quy định của Nghị định này với các cơ chế chính sách khác và phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đánh giá cao và trân trọng tiếp thu các ý kiến tâm huyết và trách nhiệm của các đại biểu. Qua tổng hợp ý kiến của các đại biểu cho thấy, dự thảo của Nghị định phải bám sát các nội dung của Nghị quyết số 97/2019/QH14, lưu ý bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng nhưng tránh chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Ngoài ra, cần thực hiện phân cấp và ủy quyền cho địa phương, nhất là về quy mô tổ dân phố phù hợp với đặc thù của Hà Nội, để vừa bảo đảm về mặt quản lý nhà nước, vừa bảo đảm các tổ cộng đồng hoạt động hiệu quả. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng đề nghị thành phố Hà Nội ban hành đồng bộ các văn bản để bảo đảm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội.

Bài và ảnh: HẰNG THU

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.