Hãy là nàng Kiều theo cách của mình

Chia sẻ

Truyện Kiều đã được dựng thành phim từ đầu thế kỷ XX (phim Kim Vân Kiều), và đây đó cũng có những tác phẩm “chuyển thể” từ Truyện Kiều sang các loại hình nghệ thuật khác. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tác phẩm điện ảnh nào phản ánh đầy đủ nguyên tác, tương xứng với tầm vóc của Truyện Kiều.

Vẻ đẹp mong manh của nàng Kiều trong phim "Đoạn trường Tân Thanh".Vẻ đẹp mong manh của nàng Kiều trong phim "Đoạn trường Tân Thanh".

Vì sao Truyện Kiều chưa thể thành phim? Ai cũng biết với sức hấp dẫn tới 80 - 90 triệu dân Việt Nam như Truyện Kiều thì thị trường điện ảnh là vô cùng lớn. Dựa trên cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, qua bàn tay sáng tạo thiên tài của đại thi hào Nguyễn Du, Truyện Kiều có đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, các tình huống kịch tính làm nên một thiên bi tình sử lớn, với nhiều nhân vật điển hình. Đó chính là “đường dây kịch bản”, là mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim thỏa sức sáng tạo.

Không chỉ các nghệ sĩ “cầu toàn” trong sáng tác mà một bộ phận công chúng cũng tỏ ra rất dị ứng với những sự đổi mới trong nghệ thuật, nhất là khi “chạm” đến những giá trị quen thuộc với mình: chẳng hạn làm mới các loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống, phóng tác về lịch sử, về danh nhân, về các tác phẩm kinh điển… Riêng trong lĩnh vực điện ảnh, thì sự phán xét về mặt lịch sử, nhất là trang phục đã “giết chết” rất nhiều dự án phim. Đành rằng, lịch sử cần phải được tôn trọng, nhưng nghệ thuật vẫn cần là nghệ thuật (chứ không phải là sự minh họa). Bởi thế vẫn cần có một khoảng không gian đủ rộng cho những sáng tạo bay bổng. Gần đây, dòng phim cổ trang của chúng ta đã có sự hồi sinh nhất định cùng với những nỗ lực phục dựng trang phục truyền thống (phim Tấm Cám). Với một vài dấu ấn như thế, thật khó để có thể dựng nên bức tranh điện ảnh “hoàn hảo” về Truyện Kiều.

Điều này lý giải, dự án phim điện ảnh về Truyện Kiều của nhà sản xuất Mai Thu Huyền vừa manh nha đã bị phản ứng khá gay gắt. Chung quy cũng là chuyện “giống hay không giống” với nguyên tác. Khi vừa công bố cận mặt nữ diễn viên chính, người sẽ hóa thân thành Thúy Kiều trong phim là Trình Thị Mỹ Duyên, sinh năm 1995, người đẹp đến từ tỉnh Tuyên Quang, từng đoạt danh hiệu "Người đẹp Áo dài" trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, lại ngay lập tức gặp phản ứng trái chiều. Một số người chê Mỹ Duyên chưa đủ độ đẹp của Kiều mà Nguyễn Du mô tả.

Ngoài tranh luận ngoại hình, nhiều người chê bai phục trang của Kiều trên poster quảng bá phim chưa phù hợp. Cho rằng, màu sắc phục trang là màu vàng trong khi Kiều rơi vào chốn lầu xanh. Màu vàng vốn là màu dành cho vua chúa, hoàng tộc mà sử dụng ở bối cảnh này thì e không phù hợp.

Hai nhân vật chính trong phim Kim Trọng và Thúy Kiều.Hai nhân vật chính trong phim Kim Trọng và Thúy Kiều.

Trước đó, chính dự án phim này đã từng gây tranh cãi sau khi công bố hình ảnh và đoạn video clip đầu tiên. Thời điểm đó, phim bị nhận nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng chữ quốc ngữ được đánh giá không đúng mà phải dùng chữ Nôm. Phần phục trang khi đó cũng bị chê hở hang quá đà.

Thật ra, đến tận tháng 3 sang năm, phim Kiều mới ra rạp. Vào thời điểm này, mọi tranh cãi đều là quá sớm. Song có thể thấy rằng mọi khen chê không nên bó hẹp vào việc truyện Kiều “giống hay không giống” với lịch sử, văn hóa, hay với… chính tưởng tượng chủ quan của độc giả. Chúng ta vẫn cứ cho rằng phim Kiều phải có một cái gì đó “thuần Việt” mới ra được chất Truyện Kiều. Nhưng ta cũng phải nhớ rằng, Truyện Kiều lấy bối cảnh “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh”, tức là bối cảnh triều nhà Minh của Trung Quốc. Bởi lẽ mượn bối cảnh đó, Nguyễn Du đã dựng lên một thiên tình sử thuần Việt hơn bao giờ hết. Vì vậy cần phải hiểu chất Việt sâu xa ở Truyện Kiều chính là tâm hồn Việt, vẻ đẹp Việt. Làm phim Kiều phải chạm được vào hồn Việt đó. Đấy là trách nhiệm của các nghệ sĩ.

Còn với khán giả, cần một thái độ đúng là tôn trọng những tìm tòi, sáng tạo của các nghệ sĩ, và thưởng thức tổng thể bộ phim trong cảm quan chung, tránh sa đà bắt bẻ từng chi tiết. Hãy lắng nghe cách các nhà làm phim kể lại Truyện Kiều bằng ngôn ngữ điện ảnh theo cách của họ. Chúng ta cần một không gian điện ảnh đầy sáng tạo mà ở đó cô Kiều hiện lên sống động như trong kiệt tác của Nguyễn Du và như trong cuôc sống ngày hôm nay.

MỸ NGUYỄN 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).