Hãy là nàng Kiều theo cách của mình

Chia sẻ

Truyện Kiều đã được dựng thành phim từ đầu thế kỷ XX (phim Kim Vân Kiều), và đây đó cũng có những tác phẩm “chuyển thể” từ Truyện Kiều sang các loại hình nghệ thuật khác. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tác phẩm điện ảnh nào phản ánh đầy đủ nguyên tác, tương xứng với tầm vóc của Truyện Kiều.

Vẻ đẹp mong manh của nàng Kiều trong phim "Đoạn trường Tân Thanh".Vẻ đẹp mong manh của nàng Kiều trong phim "Đoạn trường Tân Thanh".

Vì sao Truyện Kiều chưa thể thành phim? Ai cũng biết với sức hấp dẫn tới 80 - 90 triệu dân Việt Nam như Truyện Kiều thì thị trường điện ảnh là vô cùng lớn. Dựa trên cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, qua bàn tay sáng tạo thiên tài của đại thi hào Nguyễn Du, Truyện Kiều có đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, các tình huống kịch tính làm nên một thiên bi tình sử lớn, với nhiều nhân vật điển hình. Đó chính là “đường dây kịch bản”, là mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim thỏa sức sáng tạo.

Không chỉ các nghệ sĩ “cầu toàn” trong sáng tác mà một bộ phận công chúng cũng tỏ ra rất dị ứng với những sự đổi mới trong nghệ thuật, nhất là khi “chạm” đến những giá trị quen thuộc với mình: chẳng hạn làm mới các loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống, phóng tác về lịch sử, về danh nhân, về các tác phẩm kinh điển… Riêng trong lĩnh vực điện ảnh, thì sự phán xét về mặt lịch sử, nhất là trang phục đã “giết chết” rất nhiều dự án phim. Đành rằng, lịch sử cần phải được tôn trọng, nhưng nghệ thuật vẫn cần là nghệ thuật (chứ không phải là sự minh họa). Bởi thế vẫn cần có một khoảng không gian đủ rộng cho những sáng tạo bay bổng. Gần đây, dòng phim cổ trang của chúng ta đã có sự hồi sinh nhất định cùng với những nỗ lực phục dựng trang phục truyền thống (phim Tấm Cám). Với một vài dấu ấn như thế, thật khó để có thể dựng nên bức tranh điện ảnh “hoàn hảo” về Truyện Kiều.

Điều này lý giải, dự án phim điện ảnh về Truyện Kiều của nhà sản xuất Mai Thu Huyền vừa manh nha đã bị phản ứng khá gay gắt. Chung quy cũng là chuyện “giống hay không giống” với nguyên tác. Khi vừa công bố cận mặt nữ diễn viên chính, người sẽ hóa thân thành Thúy Kiều trong phim là Trình Thị Mỹ Duyên, sinh năm 1995, người đẹp đến từ tỉnh Tuyên Quang, từng đoạt danh hiệu "Người đẹp Áo dài" trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, lại ngay lập tức gặp phản ứng trái chiều. Một số người chê Mỹ Duyên chưa đủ độ đẹp của Kiều mà Nguyễn Du mô tả.

Ngoài tranh luận ngoại hình, nhiều người chê bai phục trang của Kiều trên poster quảng bá phim chưa phù hợp. Cho rằng, màu sắc phục trang là màu vàng trong khi Kiều rơi vào chốn lầu xanh. Màu vàng vốn là màu dành cho vua chúa, hoàng tộc mà sử dụng ở bối cảnh này thì e không phù hợp.

Hai nhân vật chính trong phim Kim Trọng và Thúy Kiều.Hai nhân vật chính trong phim Kim Trọng và Thúy Kiều.

Trước đó, chính dự án phim này đã từng gây tranh cãi sau khi công bố hình ảnh và đoạn video clip đầu tiên. Thời điểm đó, phim bị nhận nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng chữ quốc ngữ được đánh giá không đúng mà phải dùng chữ Nôm. Phần phục trang khi đó cũng bị chê hở hang quá đà.

Thật ra, đến tận tháng 3 sang năm, phim Kiều mới ra rạp. Vào thời điểm này, mọi tranh cãi đều là quá sớm. Song có thể thấy rằng mọi khen chê không nên bó hẹp vào việc truyện Kiều “giống hay không giống” với lịch sử, văn hóa, hay với… chính tưởng tượng chủ quan của độc giả. Chúng ta vẫn cứ cho rằng phim Kiều phải có một cái gì đó “thuần Việt” mới ra được chất Truyện Kiều. Nhưng ta cũng phải nhớ rằng, Truyện Kiều lấy bối cảnh “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh”, tức là bối cảnh triều nhà Minh của Trung Quốc. Bởi lẽ mượn bối cảnh đó, Nguyễn Du đã dựng lên một thiên tình sử thuần Việt hơn bao giờ hết. Vì vậy cần phải hiểu chất Việt sâu xa ở Truyện Kiều chính là tâm hồn Việt, vẻ đẹp Việt. Làm phim Kiều phải chạm được vào hồn Việt đó. Đấy là trách nhiệm của các nghệ sĩ.

Còn với khán giả, cần một thái độ đúng là tôn trọng những tìm tòi, sáng tạo của các nghệ sĩ, và thưởng thức tổng thể bộ phim trong cảm quan chung, tránh sa đà bắt bẻ từng chi tiết. Hãy lắng nghe cách các nhà làm phim kể lại Truyện Kiều bằng ngôn ngữ điện ảnh theo cách của họ. Chúng ta cần một không gian điện ảnh đầy sáng tạo mà ở đó cô Kiều hiện lên sống động như trong kiệt tác của Nguyễn Du và như trong cuôc sống ngày hôm nay.

MỸ NGUYỄN 

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.