Cần cân nhắc thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

Chia sẻ

Sáng 13/11/2020, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV tiếp tục phiên làm việc tại hội trường, thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).

Quang cảnh phiên góp ý cho Dự án Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV ngày 13/11.Quang cảnh phiên góp ý cho Dự án Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV ngày 13/11.

Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) hiện được xây dựng với bố cục gồm 8 chương, 69 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy. Quá trình triển khai thi hành Luật đã thu được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực phòng, chống ma túy.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; một số quy định của Luật Phòng, chống ma túy hiện hành không thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành… do vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống ma túy.

Bên cạnh đó, do sự thay đổi tình hình, một số quan hệ xã hội mới xuất hiện liên quan đến công tác phòng, chống ma túy nhưng chưa có quy định của luật để điều chỉnh.

Ngày 16/8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy” trong đó xác định “sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống ma túy, có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy…”.

Đại biểu Quốc hội Trương Thị Yến Linh - đoàn Cà Mau góp ý cho Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy.Đại biểu Quốc hội Trương Thị Yến Linh - đoàn Cà Mau góp ý cho Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy.

Thảo luận tại hội trường, đa số các đại biểu đồng ý với việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết, khách quan để thể chế hóa quan điểm của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới.

Tuy nhiên, góp ý cho Dự án Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi, đại biểu Quốc hội Trương Thị Yến Linh (đoàn Cà Mau), băn khoăn về quy định tại Khoản 2 điều 24 về thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi.

Theo đó, thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm đối với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; 06 tháng đối với người sử dụng trái phép chất ma túy dưới 18 tuổi, kể từ ngày xác định được hành vi sử dụng trái phép chất ma túy gần nhất của người đó.

Đây là điểm mới, tiến bộ của Dự án Luật. Tuy nhiên, đại biểu Linh cho rằng, độ tuổi không nói lên người tiếp cận, sử dụng trái phép chất ma túy là mới hay đã lâu; cũng như liều lượng sử dụng nhiều hay ít. tình trạng sinh viên, học sinh sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng tăng và phổ biến, chứng tỏ ma túy không phân biệt độ tuổi.

Trong khi quy định như quy định ở Điều 24 là có sự phân biệt về thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là người đủ 18 tuổi trở lên với người dưới 18 tuổi. Linh cho rằng, độ tuổi. Bởi vậy, đại biểu Linh đề nghị Ban soạn thảo làm rõ các căn cứ, sự khác nhau về thời hạn quản lý người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên và dưới 18 tuổi. 

Cùng quan điểm với đại biểu Linh, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cũng băn khoăn rằng, việc quy định thời gian quản lý đối với người sử dụng trái phép chất ma túy đủ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi sẽ hạn chế quyền của người dưới 18 tuổi so với người đủ 18 tuổi trở lên.

Trước đó, phát biểu trong phiên thảo luận tại tổ về Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi), Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: Tình hình hoạt động tội phạm ma tuý ngày càng phát triển, diễn biến phức tạp, xâm nhập vào giới trẻ khiến người dân lo lắng; công tác đấu tranh, phòng chống gặp nhiều khó khăn, trong khi Luật Phòng chống ma tuý sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số bất cập.

Bởi vậy, Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống ma tuý và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn và có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý".

Theo Đại tướng Tô Lâm, Dự thảo luật có những biện pháp cai nghiện, điều trị hợp lý, tính đến quyền con người. Việc đảm bảo an toàn tuyệt đối của đại đa số người dân quan trọng và phải đặt cao hơn cá nhân. Trong việc xử lý tội phạm, người sử dụng trái phép ma tuý, dự luật cũng rất tôn trọng, xem xét thấu đáo về quyền con người.

THẢO HƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.