Liên hợp quốc kêu gọi nhân loại chấm dứt “chiến tranh với thiên nhiên”

Chia sẻ

Trong bối cảnh một năm khắc nghiệt của thiên tai sắp kết thúc, người đứng đầu Liên hợp quốc đã hối thúc các nhà lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu năm 2021 là năm mà nhân loại phải chấm dứt “cuộc chiến với thiên nhiên”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp nhằm kiềm chế biến đổi khí hậu: “Hành tinh này đang dần bị phá hủy. Nhân loại đang gây chiến với thiên nhiên. Đây là một hành động tự sát!”

Trong một báo cáo của mình, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, hết năm nay, Trái Đất sẽ ấm hơn khoảng 1,2 độ C so với nửa cuối những năm 1800 do hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ trên các đại dương hiện đang cao ở mức kỷ lục. “Có ít nhất 1/5 khả năng nhiệt độ sẽ vượt quá 1,5 độ C vào năm 2024”, Tổng thư ký WMO, Petteri Taalas cho biết. Ông cũng nhắc rằng Hiệp định khí hậu Paris đặt ra mục tiêu không để hành tinh nóng lên quá 1,5 độ kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Một phân tích mới của các nhà khoa học của Climate Action Tracker, những người đã theo dõi ô nhiễm carbon và cam kết cắt giảm chúng cho biết các cam kết công khai về cắt giảm khí thải, nếu được giữ nguyên, sẽ hạn chế sự nóng lên khoảng 2,6 độ C và có thể xuống tới 2,1 độ C.

100 quốc gia đã cùng cam kết sẽ không làm phát sinh thêm khí hiệu ứng nhà kính vào giữa thế kỷ này, cùng với đó là cắt giảm ô nhiễm. Trung Quốc và Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden đã cam kết không phát thải carbon.

Lũ lụt tại sông Dương Tử, Vũ Hán, Trung Quốc.Lũ lụt tại sông Dương Tử, Vũ Hán, Trung Quốc.

Tổng thư ký LHQ Guterres nói: “Tôi tin chắc rằng năm 2021 có thể là một năm nhuận mới - năm của bước nhảy vọt lượng tử hướng tới giảm phát thải carbon. Ông cũng không quên nói rằng: “Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang ở rất gần mức thảm họa khí hậu”.

Khi các quốc gia chi hàng nghìn tỷ đô la để phục hồi sau suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra, Guterres nói rằng họ phải làm như vậy theo cách nhấn mạnh vào năng lượng sạch. Ông cho biết, các quốc gia nên ngừng tài trợ và trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Và các nước cần thực hiện Hiệp định khí hậu Paris, dành 100 tỷ USD hàng năm để giúp các nước nghèo hơn phát triển năng lượng sạch hơn.

Ông cảnh báo thế giới sẽ không có cách nào có thể kiềm chế biến đổi khí hậu “nếu không có sự lãnh đạo của Hoa Kỳ”, đồng thời, kêu gọi sinh viên và những người Mỹ khác làm “mọi thứ bạn có thể” để chính phủ của họ hạn chế phát thải nhanh hơn.

Một trong những báo cáo mới cho thấy các quốc gia cần cắt giảm sản lượng khai thác dầu, than và khí đốt tự nhiên khoảng 6% mỗi năm vào năm 2030 để giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C. Thay vào đó, một đánh giá về tám quốc gia sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn cho thấy họ có kế hoạch tăng sản lượng lên 2% mỗi năm. Điều đó có nghĩa là lượng nhiên liệu gốc carbon sẽ được đưa ra thị trường sẽ tăng gấp đôi so với khả thi để duy trì mục tiêu Paris.

Ô nhiễm nước thải tại Limpio, Paraguay.Ô nhiễm nước thải tại Limpio, Paraguay.

Báo cáo cho thấy, các chính phủ trong Nhóm 20 nền kinh tế lớn và mới nổi (G-20) cho đến nay đã cam kết chi nhiều tiền hơn để hỗ trợ các ngành nhiên liệu hóa thạch hơn là để thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo.

Bà Ivetta Gerasimchuk thuộc Viện Phát triển Bền vững Quốc tế cho biết, đầu tư vào dầu mỏ, than và khí đốt không còn có ý nghĩa kinh tế vì năng lượng tái tạo đang trở nên rẻ hơn so với nhiên liệu hóa thạch.

Báo cáo của WMO cho thấy hiện tượng ấm lên toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn ở cả bảy chỉ số khí hậu chính, điều này làm gia tăng sự đau khổ của con người trong một năm vốn đã tồi tệ.

Báo cáo cho biết: “Vào năm 2020, hơn 50 triệu người đã phải chịu thiệt hại gấp đôi: các thảm họa liên quan đến khí hậu (lũ lụt, hạn hán và bão) và đại dịch COVID-19. "Các quốc gia ở Trung Mỹ đang phải hứng chịu tác động của ba cơn bão Eta và Iota, COVID-19 và các cuộc khủng hoảng nhân đạo từ trước."

Ông Guterres nhấn mạnh: “Các hoạt động của con người là gốc rễ dẫn đến sự hỗn loạn này. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc hành động của con người có thể giải quyết được nó”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.