Phấn đấu năm 2030 có 75% cơ quan quản lý nhà nước có lãnh đạo chủ chốt là nữ

Chia sẻ

Đó là một trong những mục tiêu được đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030.Chiến lược xác định mục tiêu tổng quát nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngày 03/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chiến lược). Trên cơ sở kế thừa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, Chiến lược tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu. Ảnh: Trọng Đức/TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN).

Chiến lược xác định mục tiêu tổng quát nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Chiến lược xác định 6 mục tiêu cụ thể với 20 chỉ tiêu về các lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động; đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; y tế; giáo dục, đào tạo và thông tin, truyền thông.

Trong lĩnh vực chính trị, Chiến lược đề ra chỉ tiêu đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, chỉ tiêu đề ra là tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030; giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030 và tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, chiến lược đề ra chỉ tiêu giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới. Trong lĩnh vực y tế, các chỉ tiêu hướng tới giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ tử vong ở mẹ liên quan đến thai sản, giảm tỷ suất sinh ở vị thành niên và tăng tỷ lệ thành phố có dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Một chỉ tiêu mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đó là nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi.

Cuối cùng là các chỉ tiêu trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, trong đó có chỉ tiêu phấn đấu đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới, cũng như duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở Trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàng tháng.

Để tổ chức thực hiện tốt Chiến lược đề ra, Chính phủ đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, tập trung vào tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đề cao vai trò người đứng đầu; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đảm bảo lồng ghép giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền; tăng cường năng lực bộ máy quản lý và chủ động hợp tác quốc tế trong thực hiện công tác bình đẳng giới.

Chính phủ giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai Chiến lược trên phạm vi cả nước; các bộ, ngành, cơ quan liên quan, trong chức năng nhiệm vụ được phân công phối hợp triển khai thực hiện Chiến lược này. 

 
(Theo Ban CSLP TW Hội LHPN Việt Nam)

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.
Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

(PNTĐ) - Tối 26/4, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật.