21 ứng cử viên nộp đơn xin rút hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội

Chia sẻ

Ngày 16/4/2021, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

Bà Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội. Dự Hội nghị có bà: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội; bà Phùng Thị Hồng Hà, UVBTV Thành ủy, Phó chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban bầu cử Thành phố; đại diện Lãnh đạo các Ban Đảng Thành ủy, Sở Nội vụ Thành phố.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội báo cáo kết quả thực hiện bước bốn, công tác chuẩn bị cho hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Từ ngày 21/3 đến 13/4/2021, các xã, phường, thị trấn nơi có người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú và các cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi có người tự ứng cử công tác hoặc làm việc đã tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri. Tổng số có 76 hội nghị, tại các hội nghị có tổng số 5.724 cử tri tham dự với 391 ý kiến phát biểu nhận xét và tín nhiệm cho 66 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tính đến hết ngày 13/4/2021, đã có 21 ứng cử viên nộp đơn xin rút hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó có 07 người được giới thiệu ứng cử và 14 người tự ứng cử. Các hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc được tổ chức đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đúng luật, đúng thành phần, tiến độ, thời gian, công bằng.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội trình bày danh sách những người đã có đơn xin rút; danh sách những người ứng cử có kết quả tín nhiệm của cử tri dưới 50% cần xem xét. Theo đó, 20 người nộp đơn xin rút, 01 người đã nộp đơn xin dừng ứng cử, 11 người có tín nhiệm của cử tri nơi cư trú dưới 50% (theo điều 26 Nghị quyết liên tịch số 09); 01 người bị cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt (theo điều 37 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).

Quảng cảnh Hội nghịQuảng cảnh Hội nghị

Căn cứ khoản 6 Điều 57 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, căn cứ Nghị quyết số 64/NQ-HĐBCQG ngày 3/3/2021 của Hội đồng bầu cử Quốc gia, căn cứ thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng số ứng cử viên đại biểu Quốc hội Hà Nội cần chuẩn bị là 36 người. Trong tổng số 72 người ứng cử đại biểu Quốc hội có 21 người nộp đơn xin rút, 11 người có tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đạt dưới 50%, 01 người bị cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt. Số còn lại là 39 người sẽ tiến hành hiệp thương để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội theo cơ cấu sau đây:

+ Nữ:          16/39  người         =       41,03%

+ Tái cử:     10/39 người          =       25,64%

+ Dân tộc:   01/39 người          =       2,56%

+ Tuổi trẻ (dưới 40): 08/39 người      =       20,51%

+ Ngoài đảng:       03/39 người          =       7,69%

+ Đảng viên:         36/39 người          =       92,31%

Kết luận Hội nghị, bà Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, UVBTV Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, ngay sau hội nghị hiệp thương lần thứ Ba, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ triển khai thực hiện một số nội dung công việc sau:

Một là, gửi Biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ Ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội tới Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban bầu cử Thành phố đảm bảo thời gian theo quy định

Hai là, phối hợp với các đơn vị, địa phương, tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử cho những người ứng cử

Ba là, Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Bốn là, nắm và định hướng dư luận Nhân dân, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cử tri tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026

Năm là, phối hợp với chính quyền và Ủy ban bầu cử cùng cấp chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết, bảo đảm dân chủ, đúng luật, tiết kiệm và an toàn trong ngày bầu cử, để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân.

 PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo  thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng 02 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Thúc đẩy bình đẳng giới – cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam

Thúc đẩy bình đẳng giới – cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.
Người lao động quan tâm đến lương mới khi cải cách tiền lương

Người lao động quan tâm đến lương mới khi cải cách tiền lương

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”, với sự tham gia của hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Nam Từ Liêm.