Điểm bán hàng "không tiếp xúc" để phòng chống dịch

Chia sẻ

Thực hiện hướng dẫn của các quận, huyện về triển khai các điểm bán hàng không tiếp xúc để phòng chống dịch Covid-19, hệ thống phân phối hàng hóa, chợ dân sinh, siêu thị tại Hà Nội đã có nhiều thay đổi, bổ sung các biện pháp phòng dịch, tạo dựng thói quen mua sắm văn minh, an toàn.

Mua nhanh bán gọn

Với hơn 400 điểm cung ứng thực phẩm trên địa bàn (chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích) đủ để cung ứng hàng hoá thực phẩm cho nhân dân nên khi thành phố (TP) thực hiện phòng chống dịch theo Chỉ thị 22/CT-UBND của UBND TP, quận Hoàn Kiếm đã tạm dừng hoạt động các điểm bán hàng lưu động, dã chiến. Tuy nhiên, ông Phạm Tùng Lâm - Trưởng phòng Kinh tế quận cho biết: Tiếp tục đảm bảo an toàn phòng dịch, tất cả điểm bán hàng hoá thực phẩm trên địa bàn quận đều phải thực hiện theo nguyên tắc “4 không tiếp xúc” như hướng dẫn của UBND quận. Đó là: Nhập hàng không tiếp xúc (theo khung giờ nhất định hạn chế tối đa trùng vào giờ cao điểm bán hàng), bán hàng không tiếp xúc (thực hiện việc trao đổi qua tấm chắn trong suốt, giao hàng qua bàn hoặc khay đựng), thanh toán không tiếp xúc (khuyến khích thanh toán điện tử, hạn chế dùng tiền mặt) và giao hàng không tiếp xúc (tổ chức phân luồng để người mua nhận hàng và đi ra theo một chiều, hạn chế tiếp xúc gần). Đồng thời, thực hiện nghiêm thông điệp 5K trong phòng dịch, tạo điểm quét mã QR để kiểm soát thông tin người ra vào, dung dịch sát khuẩn được bố trí tại khu vực bán hàng, thanh toán.

Tại chợ Hàng Bè, máy đo thân nhiệt tự động được dựng ở ngay lối vào để người dân kiểm tra nhiệt độ trước khi vào chợ. Phía trước các quầy hàng là tấm chắn trong suốt ngăn cách người bán với người mua, ở dưới tấm chắn có khoảng không vừa đủ để người bán chuyển hàng qua khay nhựa cho người mua; tiền hàng được chuyển khoản hoặc đặt trong khay nhựa. Từ ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi giao dịch diễn ra nhanh gọn, hạn chế giao tiếp tối đa.

Tại xã Bình Minh (huyện Thanh Oai) dù đã hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội nhưng xã vẫn duy trì 6 điểm bán hàng lưu động tại các nhà văn hoá của 6 thôn. Chị Tạ Oanh Oanh - Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: Xã Bình Minh là xã loại 1 của thành phố với số dân rất đông. Việc tổ chức các điểm chợ bán hàng tại khu dân cư nhằm quản lý tốt người ra vào chợ, giữ khoảng cách giữa người bán - người mua, hạn chế tập trung đông người, nguy cơ lây lan dịch bệnh. Xã phân loại, bố trí đủ người bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại mỗi điểm bán hàng. Hàng ngày, đại diện các đoàn thể xã tham gia tổ giám sát tại mỗi điểm bán hàng, làm nhiệm vụ đo thân nhiệt, sát khuẩn, ghi sổ theo dõi người vào chợ để tiện cho việc truy vết.

Người dân mua hàng tại điểm bán hàng lưu động phường Nhật Tân, quận Tây HồNgười dân mua hàng tại điểm bán hàng lưu động phường Nhật Tân, quận Tây Hồ (Ảnh: Linh Chi)

Cơ hội để xoá bỏ chợ cóc,  chợ tạm

Tại phố Cầu Mới, phường Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) nhiều năm nay tồn tại chợ cóc kinh doanh thực phẩm tươi sống. Chợ thường họp từ sáng sớm đến trưa, hàng hoá lấn chiếm lòng đường gây mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường do có nhiều hàng bán cá, thịt gia cầm giết mổ, làm sẵn trên mặt đường, đổ nước lênh láng. Khi dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra xử lý, căng dây, chợ cóc được xử lý triệt để, trả lại lòng đường sạch sẽ, rộng rãi cho người đi đường.

Ông Lê Kế Việt - Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa cho biết: Từ kết quả đã đạt được, quận tiếp tục tăng cường lực lượng kiểm tra, không để tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh; Đề xuất các đơn vị liên quan bố trí các địa điểm bán hàng an toàn, lưu động để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm của nhân dân.

Tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), nhiều người dân sinh sống tại các khu nhà cao tầng HH Linh Đàm đã quen với việc đặt hàng hóa từ các đơn vị, doanh nghiệp do Sở Công Thương Hà Nội cung cấp trong đợt dịch vừa qua.

Với nhiều cách bán hàng mới, tạo cơ hội lựa chọn cho người dân, mang lại hiệu quả cao, theo ông Vũ Đức Minh - Phó Chủ tịch UBND phường, trong thời gian tới, phường sẽ duy trì và nhân rộng để người dân “nói không” với chợ “cóc”, chợ tạm.

VIỆT BÁCH

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.
Đàn chim Lạc trở về

Đàn chim Lạc trở về

(PNTĐ) - Đã thành thông lệ vào những dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5..., rất nhiều kiều bào yêu nước lại về thăm quê hương. Sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam giờ đây đã trở thành mảnh đất lành cho những “đàn chim Lạc” (loài chim mỏ dài  bay quanh mặt trời khắc trên trống đồng Đông Sơn) trở về cội nguồn đoàn tụ.
Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp trên 2,3 triệu ngày công, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc. Những thiếu nữ đó đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, không một thoáng lưỡng lự, không một phút ngần ngại, đắn đo để thực hiện nghĩa vụ cao cả: Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.