Di dời hơn 200 người dân ra khỏi “điểm nóng” Thanh Xuân Trung tới ký túc xá Đại học FPT

Chia sẻ

Tối 1/9, hơn 200 người dân đã được lực lượng chức năng quận Thanh Xuân đưa ra khỏi khu vực phong tỏa phường Thanh Xuân Trung.

Theo thống kê, có khoảng 700 hộ dân tương ứng hơn 2.000 nhân khẩu ở khu vực phong toả tại ngõ 328, ngõ 330 đường Nguyễn Trãi, từ số nhà 326 đến dãy nhà 328 và dãy nhà 332 đường Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung).

Việc di dời người dân trong khu vực phong toả tại phường Thanh Xuân Trung được quận thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ Hà Nội; Văn bản 2872/UBND-KGVX ngày 1/9 của UBND TP Hà Nội về cách ly tập trung đối với các công dân đang trong khu phong toả thuộc phường Thanh Xuân Trung.

Theo đúng phương án, trong tối 1/9, hơn 200 người dân được hỗ trợ phân luồng lên 10 xe buýt, di chuyển đến ký túc xá Đại học FPT. Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân vận chuyển đồ đạc. Nhiều người vui vẻ, lạc quan, động viên những người ở lại cùng chung sức chiến thắng dịch bệnh Covid-19.

Người dân được hỗ trợ phân luồng lên xe buýt, di chuyển đến ký túc xá Đại học FPTNgười dân được hỗ trợ phân luồng lên xe buýt, di chuyển đến ký túc xá Đại học FPT.

Lực lượng chức năng quận Thanh Xuân đã chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ, nước sát khuẩn, khẩu trang cho công dân trong quá trình di chuyển đi cách ly, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng cho biết, việc tổ chức đưa người dân đi cách ly thực hiện phòng, chống dịch được thực hiện trong 3 ngày, từ tối 1/9 đến hết ngày 3/9, với gần 1.200 người dân. Thời gian cách ly tập trung theo quy định, tại ký túc xá Đại học FPT (huyện Thạch Thất).

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP Hà Nội, quận cũng đã chủ động đưa 600 người dân đi chữa bệnh, cách ly tập trung và thực hiện các biện pháp chống dịch rất nghiêm.

Việc tổ chức di dời người dân lần này nhằm nhanh chóng khống chế dịch và vì an toàn của chính người dân. Quận cũng đã giao lực lượng công an bảo đảm an ninh tài sản để người dân yên tâm di dời; những người còn ở lại đều được bố trí duy trì thông tin kết nối, bố trí các lực lượng hỗ trợ cung cấp thực phẩm và chăm sóc y tế đối với người già, người ốm.

Sau khi tổ chức di dời người dân, quận tiếp tục duy trì hơn 360 chốt “vùng xanh”, hệ thống chốt cứng công an; 6 tổ kiểm tra liên ngành của quận kiểm tra lưu động, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời xét nghiệm sàng lọc diện rộng trên địa bàn quận.

Trước đó, trong chiều, tối 1/9, Ban Chỉ huy quân sự quận Thanh Xuân đã bố trí 18 đồng chí dân quân trực tiếp ở vòng trong cùng với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động và thu gom đồ đạc giúp người dân, 8 cán bộ Ban Chỉ huy quân sự quận ở vòng ngoài cùng hỗ trợ việc di chuyển.

Theo phương án đề ra, Ban Chỉ huy quân sự quận bố trí 10 chuyến xe để đưa người dân đi và diễn ra trong 3 ngày (bắt đầu từ tối 9/1). Mỗi đợt vận chuyển khoảng 150 -200 công dân và đi theo cụm gia đình nhằm tránh lây nhiễm chéo cũng như có thêm điều kiện hỗ trợ nhau. Ban Chỉ huy quân sự huyện Thạch Thất cũng đã chuẩn bị các phương án, sẵn sàng cơ sở vật chất để đón người dân khu vực phong tỏa phường Thanh Xuân Trung lên khu ký túc xá Đại học FPT.

HẢI NAM

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội yêu cầu các trường học tuyên truyền, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè

Hà Nội yêu cầu các trường học tuyên truyền, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè

(PNTĐ) - Sau khi nhận thông tin về việc 2 học sinh lớp 11 trường THPT Phúc Lợi và THPT Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) đuối nước tại khu vực bãi sông Hồng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có thông báo khẩn gửi các trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường học trên địa bàn, yêu cầu các trường học tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè.
Gần 70 kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

Gần 70 kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) – Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.