Hà Nội luận bàn giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông

Chia sẻ

Ngày 28/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nữ tri thức Hà Nội và Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng (IRECO) tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông nhằm chống biến đổi khi hậu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng".

Theo Ban Tổ chức, hội thảo được tổ chức với mong muốn chia sẻ góc nhìn khoa học trong một số vấn đề cụ thể như: Giao thông và biến đổi khí hậu ở Việt Nam; ô nhiễm không khí do khí thải giao thông; kết nối người dân với giao thông công cộng... từ đó có cơ sở tham gia ý kiến tư vấn cho các cơ quan chức năng trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ngắn hạn và dài hạn trong đó có lĩnh vực giao thông, để đạt được mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Ban Tổ chức cũng hy vọng các ý kiến tham gia của các nhà khoa học trong hội thảo cũng là cơ sở để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Nữ tri thức Hà Nội và Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng (IRECO) tổng hợp, góp ý kiến tư vấn cho đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra vào tháng 11/2021 tại Glasgow (Anh).

Quang cảnh Hội thảoQuang cảnh Hội thảo

Tại hội thảo, một số chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo đã nêu quan điểm, Việt Nam là một trong số quốc gia thuộc nhóm đầu chịu sự tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, hiện tổng lượng bụi ở hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động. Chính điều đó đã tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

TS Nguyễn Văn Liêm, Viện Tài nguyên Môi trường và phát triển Cộng đồng IRECO cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả lĩnh vực môi trường tự nhiên, xã hội và sức khỏe con người. Các tác động của biến đổi khí hậu có thể quan sát thông qua các tác động: Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng và sự xâm nhập CO2 vào nước đại dương càng nhiều, dẫn đến gia tăng độ axi hóa của nước biển, nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cây trồng, ảnh hưởng tới cơ cấu mùa vụ, chi phí đầu tư. Hà Nội cũng đang chịu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp như vậy. Mực nước biển dâng, Hà Nội là vùng thấp cũng chịu ngập lụt, năng suất của lúa, ngô đều giảm. Lâm nghiệp ảnh hưởng nhiều, nhiệt độ cao, gia tăng dẫn đến cháy rừng...

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nhiều đến ngành giao thông vận tải, phát thải khí nhà kính, gây ngập lụt các đường sân bay, vận tải, ảnh hưởng đến chất lượng giao thông, uy hiếp các cây cầu bắc qua sông...

Bà Hồng Hạnh, Đại diện Liên minh hợp tác Một sức khỏe & Biến đổi khí hậu nhận định, ô nhiễm không khí được coi là yếu tố nguy cơ lớn nhất từ m ôi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe, với hơn 90% số ca tử vong do ô nhiễm không khí xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.  Ngành giao thông chịu trách nhiệm cho khoảng 20% tổn lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí dạng hạt, việc tiếp xúc với loại phát thải này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và hô hấp.

Các phương tiện giao thông đường bộ, ô tô, xe tải, xet buýt... chiếm gần 3/4 lượng phát thải CO2 do giao thông, đồng thời lượng phát thải từ ngành hàng không và vận tải biển cũng tiếp tục tăng. Theo xu hướng hiện tại, tỷ lệ sở hữu ô tô được dự báo sẽ tăng gấ 3-4 lần vào năm 2050, so với năm 2010, lượng khí thải từ ngành giao thông vận tỉa nếu không được kiểm soát có thể tăng hơn 70% trên toàn cầu trong 30 năm tới.

Những hành động cần thực hiện để mang lại hệ thống giao thông bảo vệ sức khỏe và khí hậu như: Việc sử dụng các hình thức giao thông phi cơ giới bao gồm đi bộ, xe đạp, sử dụng xe lăn, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng là những nền tảng của hệ thống giao thông lành mạnh và bền vững, lấy con người là trung tâm xây dựng, quy hoạch vùng đô thị cảng biển.

HẢI NAM

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội yêu cầu các trường học tuyên truyền, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè

Hà Nội yêu cầu các trường học tuyên truyền, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè

(PNTĐ) - Sau khi nhận thông tin về việc 2 học sinh lớp 11 trường THPT Phúc Lợi và THPT Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) đuối nước tại khu vực bãi sông Hồng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có thông báo khẩn gửi các trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường học trên địa bàn, yêu cầu các trường học tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè.