NCB không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm 2023 muốn tăng gấp đôi vốn điều lệ

Bắc Lưu
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2024, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) sẽ tăng vốn điều lệ thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ, dự định thu về 6.200 tỷ đồng trong bối cảnh thua lỗ sau khi hợp tác toàn diện với Sun Group. Đặc biệt, nhiều mục tiêu Đại hội đồng cổ đông giao trong năm 2023 nhưng NCB không hoàn thành.

NCB dự kiến sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024 vào ngày 13/4 tại TP. Hà Nội. Theo tài liệu gửi tới cổ đông, năm nay NCB sẽ tiếp tục đặt ra nhiều mục tiêu tăng trưởng, như: Tổng tài sản tăng 10%; cho vay khách hàng tăng 16,27%; quy mô khách hàng tăng 15%; luỹ kế số lượng thể tín dụng tăng 28%;… Tuy nhiên, NCB lại không đặt ra mục tiêu lợi nhuận mà chỉ cam kết dùng toàn bộ nguồn thu được trong năm 2024 để thực hiện nghĩa vụ theo phương án cơ cấu lại.

Đặc biệt, NCB dự kiến sẽ phát hành 620 triệu cổ phiếu riêng lẻ trong năm 2024 sau khi được Uỷ bản Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Ngân hàng này dự định thu về 6.200 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần vốn điều lệ hiện tại) để bổ sung thêm vốn cho kinh doanh, tăng năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh tại các địa bàn kinh tế trọng điểm…

Mục tiêu năm 2024 của NCB đưa ra trong bối cảnh đơn vị có bức tranh tài chính năm 2023 không mấy khởi sắc. Nhiều chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông giao trong năm 2023 nhưng NCB không hoàn thành, như: Tổng dư nợ cho vay chỉ thực hiện được 96% kế hoạch đề ra; lợi nhuận trước thuế năm 2023 dự kiến là 16 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 31/12/2023 ngân hàng lại lỗ 672 tỷ đồng.

NCB không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm 2023 muốn tăng gấp đôi vốn điều lệ - ảnh 1
Đặt mục tiêu lãi 16 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) lỗ 672 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của NCB cũng tăng mạnh. Kết thúc năm 2023, tổng nợ xấu của NCB ở mức hơn 16.400 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm tới hơn 13.665 tỷ đồng (tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2022). Tỷ lệ nợ xấu của NCB đứng đầu bảng nhóm ngân hàng. Phân tích nhóm khách hàng vay của NCB nhận thấy lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất, tăng mạnh theo các năm. Cụ thể: Năm 2020 là 10.413 tỷ đồng, năm 2021 là 13.241 tỷ đồng, năm 2022 là 16.574 tỷ đồng, năm 2023 là 22.482 tỷ đồng.

Theo báo cáo xu hướng sản xuất - kinh doanh ngành xây dựng với khảo sát 5.045 doanh nghiệp hoạt động trong ngành này do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, mặc dù có sự cải thiện trong quý I/2023, nhưng từ quý II/2023, chỉ số cân bằng xu hướng sản xuất - kinh doanh của ngành xây dựng bắt đầu xu hướng đi ngang và quý IV/2023 cho thấy sự đi xuống rõ rệt.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có 20,2% doanh nghiệp hoạt động dưới 50% năng lực; 30,3% doanh nghiệp hoạt động từ 50% đến dưới 70% năng lực; 27,9% doanh nghiệp hoạt động từ 70% đến dưới 90% năng lực; 18,9% doanh nghiệp hoạt động từ 90% đến 100% năng lực; chỉ có 2,7% doanh nghiệp hoạt động trên 100% năng lực thực tế.

Điều này tiếp tục đặt ra lo ngại về chất lượng nợ của NCB trong năm 2024 khi mà ngành xây dựng rơi vào cảnh “bi đát” trong năm 2023 và tiếp tục sẽ gặp không ít khó khăn trong năm nay do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản và gặp khó khăn trong việc giải ngân vốn đầu tư công.

Được biết, từ nửa cuối năm 2021, hoạt động của NCB có nhiều thay đổi, đáng chú ý nhất thay Chủ tịch HĐQT và có sự tham gia, hợp tác toàn diện với một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. 

Tuy nhiên, từ thời điểm này, kết quả kinh doanh của NCB cũng không có nhiều khả quan. Cụ thể, kết quả kinh doanh quý IV/2021 (thời điểm bà Bùi Thị Thanh Hương lên nắm quyền điều hành NCB) và những quý của năm 2022 cho thấy, ngân hàng NCB càng thêm thua lỗ, với gánh nặng nợ xấu ngày một nặng hơn, khi lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 âm 163,025 tỷ đồng, quý II/2022 âm 5,114 tỷ đồng và quý III/2022 tiếp tục âm tới 196,189 tỷ đồng. Kết quả có khả quan hơn khi báo cáo tài chính quý IV/2022 với kết quả lợi nhuận ghi nhận lạc quan với lãi trước thuế đạt hơn 181 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 203 tỷ đồng. Tính chung, trong cả năm 2022, NCB lãi 8 triệu đồng. Và kết thúc năm 2023, NCB lỗ 672 tỷ đồng.

 

Tin cùng chuyên mục

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

(PNTĐ) - Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371; Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng các điều kiện cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

(PNTĐ) - 70 năm trôi qua, những bài học từ chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Trong đó, phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng là một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất thời kỳ đổi mới.
Triệu trái tim hướng về Điện Biên

Triệu trái tim hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dịp để mỗi người dân Việt Nam, kiều bào ở nước ngoài hướng về Điện Biên với mong muốn tìm về cội nguồn chiến thắng và sức mạnh dân tộc với bao cảm xúc tự hào và trân trọng những chiến công lịch sử hào hùng của dân tộc trong “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm…” làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Bởi vậy, Điện Biên tuy xa mà gần gũi, có sức sự lan toả trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.