Nhiều giải pháp đẩy lùi vấn nạn mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp.

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 20/4, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác quản lý, phòng chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử. Qua đây, nhiều ý kiến đề xuất biện pháp nhằm đẩy lùi vấn nạn mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp.

Nhiều giải pháp đẩy lùi vấn nạn mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp.  - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho biết, thực tế việc gian lận luôn đi cùng thương mại. Trong đó gian lận, mua bán hóa đơn điện tử (HĐĐT) là một trình trạng đang xảy ra và cơ quan thuế phải chịu hậu quả từ cung - cầu trên thị trường. Thời gian qua ngành Thuế đã luôn tìm cách để đẩy lùi, xóa bỏ gian lận HĐĐT. Nhiều cục thuế cũng như chi cục thuế địa phương đã có những cá nhân có các ý tưởng, biện pháp, kế hoạch để làm tốt công tác này như tại Cục Thuế Quảng Ninh, Cục Thuế Thanh Hóa, Cục Thuế Bình Định…

Báo cáo của Tổng cục Thuế cho biết, kể từ ngày 21/11/2021, hệ thống HĐĐT chính thức được công bố triển khai và vận hành. Hệ thống HĐĐT là kết quả của những nỗ lực to lớn và sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống HĐĐT và sự phối hợp, ủng hộ, đồng hành của lãnh đạo các UBND thành phố và cộng đồng doanh nghiệp (DN).

Việc chuyển đổi sang HĐĐT có ý nghĩa quan trọng giúp DN giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn…), giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, từ đó DN quản trị hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc triển khai hệ thống HĐĐT còn có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (big data), mấu chốt của chuyển đổi số không chỉ đối với cơ quan thuế mà còn đối với cả DN và nền kinh tế. HĐĐT cũng được đánh giá góp phần quan trọng phát triển chính phủ điện tử, đổi mới công tác quản lý nhà nước.

Thời gian qua vẫn có hiện tượng một số DN, tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng việc phát hành, sử dụng HĐĐT để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi, vi phạm pháp luật, nhằm chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách nhà nước.

Điển hình là một số vụ án đã và đang được cơ quan công an điều tra, khởi tố như tại: Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình… Hành vi thủ đoạn của các DN hết sức tinh vi, phạm vi thực hiện trên cả nước, thời gian diễn ra từ khi thành lập đến khi bỏ địa điểm kinh doanh hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian ngắn.

Ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Thuế) cho biết, các đối tượng thường sử dụng chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân giả mạo/mất cắp, thuê người làm đại diện pháp luật (những người không hiểu biết, thương binh,...), thành lập chuỗi DN trung gian hoặc mua lại các DN và thay đổi giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Đăng ký thuế, đăng ký sử dụng HĐĐT bằng hình thức qua mạng. Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thanh toán qua Internet Banking. Sau đó thiết lập mạng lưới các đối tượng trung gian khai thác thông tin các DN trên trang thông tin điện tử để liên hệ bán trái phép HĐĐT...

Theo ông Vũ Mạnh Cường, trên cơ sở bộ chỉ số tiêu chí đánh giá, xác định người nộp thuế (NNT) có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Quyết định số 78/QĐ-TCT ngày 2/2/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, theo đó cơ quan thuế đã thực hiện lập danh sách NNT có rủi ro, thực hiện việc rà soát, đối chiếu với thực tế quản lý thuế tại địa phương, đặc biệt tập trung vào những NNT có rủi ro cao như: nộp thuế thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình ngành nghề kinh doanh, tăng đột biến về doanh thu, không có tài sản, sử dụng số lượng hóa đơn lớn,... đưa vào danh sách NNT phải thực hiện giám sát trọng điểm; xác minh thực tế hoạt động của NNT; kiểm tra tại cơ quan thuế; để xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng bỏ sót các DN có rủi ro cao, DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra.

Kết luận hội nghị, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho rằng, thời gian tới, các cục thuế phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, báo cáo kịp thời với lãnh đạo UBND địa phương về các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Cùng với đó, cơ quan thuế cũng phải phối hợp trong nội ngành để thực hiện tốt công tác xác minh, phát triển hơn nữa các ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, cơ quan thuế phải cung cấp đầy đủ công cụ làm việc cho cán bộ thuế để có thể thực hiện tố công tác quản lý, phòng chống gian lận trong sử dụng HĐĐT.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Bản hùng ca bất diệt của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Hà Nội hiện nay có khoảng 2.200 người là chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến và 159 gia đình thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố. Các chiến sĩ năm xưa tuy giờ tuổi đã cao, sức yếu, nhưng ý chí và truyền thống yêu nước, lòng nhiệt huyết xây dựng quê hương đã truyền lửa cho các thế hệ trẻ của Thủ đô hôm nay.
Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

Hà Nội: Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố

(PNTĐ) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo  thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng 02 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.