Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Du lịch thân thiện với du khách Hồi giáo (Du lịch Halal) đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một phân khúc tiềm năng trong ngành du lịch toàn cầu. Dự báo đến năm 2030, du lịch Halal sẽ đóng góp 334,5 tỷ USD vào ngành du lịch thế giới (MarkWide Research). Hà Nội cũng đang có nhiều kỳ vọng vào tiềm năng thu hút du lịch gắn với Halal trong tương lai gần.

Ngày15/4/2025, Hội thảo quốc tế “Triển vọng phát triển du lịch gắn với Halal trên địa bàn TP Hà Nội” diễn ra tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) do HCCT phối hợp tổ chức cùng Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (ISAWAAS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Đại học RMIT và Đại sứ quán Azerbaijan, Paskistan, Palestin, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan; Trung tâm chứng nhận Halal Việt Nam;  Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Halal Raja Việt Nam đã đem đến những góc nhìn đa chiều, phân tích sâu sắc cơ hội và thách thức của Hà Nội trước xu hướng phát triển du lịch gắn với Halal.

Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo  - ảnh 1
Hội thảo với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia trong nước và quốc tế cùng tìm những hướng đi cho du lịch Halal tại Hà Nội 

Du lịch Halal, phục vụ du khách Hồi giáo theo luật Shari’ah, đang trở thành xu hướng toàn cầu với tiềm năng kinh tế lớn, khi dân số Hồi giáo gần 2 tỷ người dự báo sẽ đạt gần 2,2 tỷ người vào năm 2030 (Pew Research Center). TS. Trịnh Thu Hà, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng HCCT cho biết trong bài phát biểu của mình tại Hội thảo, dự báo đến năm 2030, du lịch Halal sẽ đóng góp gần 350 tỷ USD vào ngành du lịch thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang hoạch định chính sách, xây dựng các chương trình hành động, đầu tư phát triển du lịch Halal để thu hút nguồn khách hàng tiềm năng này. Trong đó phải kể đến các quốc gia và vùng lãnh thổ phi Hồi giáo trong khu vực gần với Việt Nam như: Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan… đều thuộc top 3 điểm đến ưu thích của người Hồi giáo ngoài Hội đồng hợp tác Hồi giáo (OIC) theo xếp hạng Chỉ số Du lịch Hồi giáo toàn cầu (GMTI) năm 2022. Theo bà Hà, Hội thảo quốc tế “Triển vọng phát triển du lịch gắn với Halal trên địa bàn TP Hà Nội” được thực hiện nhằm phát huy vai trò của Hà Nội như một điểm đến thân thiện và hấp dẫn du khách Hồi giáo, góp phần phát triển du lịch toàn diện và bền vững của Thủ đô và cả nước. Đồng thời, thực hiện Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”; Kế hoạch số 169/KH ngày 4/6/2024 của UBND Thành phố Hà Nội, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành Halal, đặc biệt  là nâng cao nhận thức về du lịch gắn với Halal.

Tại hội thảo, ông Shovgi Kamal Oglu Mehdizade, Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng du lịch Halal của Việt Nam: "Việt Nam có tiềm năng lớn cho sự phát triển của du lịch Halal, đặc biệt là đối với các quốc gia Hồi giáo và ngày càng trở thành điểm đến thu hút với nhiều quốc gia như Pakistan, Azerbaijan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ...". 

PGS.TS Đinh Công Hoàng, Trưởng phòng Nghiên cứu Trung Đông và Tây Á, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi đã đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường Halal toàn cầu với quy mô hơn 7.000 tỷ USD trong năm 2024 và dự kiến chạm mốc 10.000 tỷ USD vào năm 2028 (tốc độ tăng trưởng hàng năm 6-8%). Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Hà Nội với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch, song cũng thẳng thắn chỉ ra các hạn chế như thiếu cơ sở cầu nguyện, dịch vụ chưa đồng bộ và nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực phục vụ thị trường Halal.

 
Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo  - ảnh 2
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội

Theo ThS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (HCCT), cũng đánh giá Hà Nội là một trung tâm văn hóa, kinh tế, và chính trị quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với di sản văn hóa (Văn Miếu, Phố cổ), tự nhiên ôn hòa (Hồ Hoàn Kiếm, sông Hồng), hạ tầng hiện đại (sân bay Nội Bài, khách sạn 5 sao) và cộng đồng Hồi giáo nhỏ (Thánh đường Al-Noor), có lợi thế lớn để khai thác phân khúc này, cạnh tranh với Bangkok, Singapore. Tuy nhiên, thách thức là hiện nay, các sản phẩm và dịch vụ Halal tại Hà Nội chưa phát triển toàn diện đồng bộ như: nhà hàng Halal ít (chủ yếu Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng), khách sạn thiếu tiện ích đồng bộ (bể bơi riêng, không gian cầu nguyện), tour Halal chưa có, xúc tiến bỏ qua thị trường Hồi giáo (Indonesia, UAE), và nhận thức doanh nghiệp, người dân hạn chế. Điều đó khiến hạn chế trong thu hút du khách Hồi giáo.

Các tham luận, ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý trong Hội thảo cũng đã đưa ra những bài học thành công từ quốc tế, đặc biệt là Thái Lan.  

ThS. Vũ Văn Đạt - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhận định, Thái Lan là một trong những quốc gia thành công trong việc thu hút nhóm khách này nhờ chiến lược bài bản, bao gồm hệ thống chứng nhận Halal chặt chẽ, mở rộng dịch vụ lưu trú và ẩm thực phù hợp, cải thiện cơ sở hạ tầng, cũng như đẩy mạnh quảng bá. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Halal nhưng vẫn thiếu các chính sách và hệ thống dịch vụ đồng bộ. Việc học hỏi kinh nghiệm từ Thái Lan có thể giúp Việt Nam xây dựng hệ sinh thái du lịch Halal chuyên nghiệp, từ việc mở rộng dịch vụ ẩm thực, lưu trú đến nâng cấp cơ sở hạ tầng và chiến lược truyền thông. Nếu có sự đầu tư và chính sách hỗ trợ phù hợp, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách Hồi giáo, góp phần đa dạng hóa thị trường du lịch và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo  - ảnh 3
TS Trịnh Thị Thu Hà - Hiệu trưởng HCCT phát biểu đề dẫn tại hội thảo

Từ các bài học quốc tế và thực trạng ở Hà Nội, đã có nhiều đề xuất thiết thực và quý báu về giải pháp giúp Hà Nội phát triển du lịch thân thiện với du khách Hồi giáo theo hướng bền vững và chuyên nghiệp được nêu lên. Một số đề xuất, giải pháp được các chuyên gia đồng tình cao trong mục đích phát triển du lịch Halal ở Hà Nội như: hoàn thiện cơ chế chứng nhận Halal, nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ phù hợp, tăng cường hoạt động marketing quốc tế, và đào tạo nguồn nhân lực am hiểu văn hóa Hồi giáo. Nếu được triển khai đồng bộ, Hà Nội có thể trở thành điểm đến hấp dẫn trong mạng lưới du lịch Hồi giáo toàn cầu, đồng thời góp phần đa dạng hóa thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Hội thảo đã tạo diễn đàn trao đổi thiết thực giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp, và tổ chức quốc tế, cộng đồng về tiềm năng phát triển Du lịch gắn với Halal tại Hà Nội, phân tích thực trạng… từ đó định hình các chính sách, chiến lược phát triển bền vững.

Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo  - ảnh 4
Ông Shovgi Kamal Oglu Mehdizade, Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng du lịch Halal tại Hà Nội

Bên cạnh đó, Hội thảo thúc đẩy kết nối và hợp tác quốc tế khi tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với các quốc gia và tổ chức Hồi giáo trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, dịch vụ Halal và quảng bá du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm Halal, hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo trong xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo, khóa đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển Du lịch gắn với Halal tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ý nghĩa và hiệu quả từ Hội thảo đóng góp vào mục tiêu phát huy vai trò của Hà Nội như một điểm đến thân thiện và hấp dẫn cho du khách Hồi giáo, góp phần vào sự phát triển du lịch toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo  - ảnh 5
Lễ ký kết biên bản hợp tác chiến lược của HCCT với nhiều đối tác đồng hành quảng bá du lịch Việt Nam ra thị trường Hồi giáo quốc tế

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Hà Nội có thể trở thành trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực về tiếp cận thị trường Halal bằng cách tận dụng hiệu quả tài nguyên sẵn có, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế. Hiện tại, Sở Du lịch Hà Nội cũng đang xây dựng lộ trình chiến lược để biến Thủ đô thành điểm đến thân thiện và hấp dẫn đối với du khách Hồi giáo.

Theo kế hoạch đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái du lịch Halal toàn diện, trong đó ưu tiên hình thành các “Halal Friendly Zones” - khu vực thân thiện với người Hồi giáo - tại các quận trung tâm. Thành phố cũng hướng tới việc nâng cao năng lực phục vụ trong ngành lưu trú và ẩm thực, với chỉ tiêu đến năm 2030 có ít nhất từ 10 đến 20 khách sạn đạt chuẩn phục vụ du khách Hồi giáo, đồng thời khoảng 30% nhà hàng tại khu vực trung tâm có khả năng cung cấp món ăn đạt tiêu chuẩn Halal. Song song với phát triển cơ sở vật chất, Hà Nội cũng tăng cường triển khai các chương trình tập huấn chuyên sâu cho doanh nghiệp trong ngành du lịch, phối hợp với các tổ chức quốc tế và các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành như Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi, hướng đến xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực phục vụ thị trường Halal đầy tiềm năng.

Bên cạnh những đóng góp ý nghĩa về các hướng đi hiệu quả trong phát triển du lịch Halal cho Hà Nội từ các chuyên gia trong và ngoài nước, Hội thảo cũng đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi HCCT chính thức công bố thành lập Trung tâm Đào tạo Halal (Halal Training Center). Trung tâm sẽ triển khai các khóa học cơ bản và nâng cao về Halal, đồng thời giới thiệu chương trình đào tạo theo quy chuẩn quốc gia TCVN14230:2024 về du lịch thân thiện với người Hồi giáo - lần đầu tiên được áp dụng tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Đây là hành động thể hiện cam kết của nhà trường trong việc đồng hành cùng thành phố Hà Nội thực hiện hóa mục tiêu trở thành điểm đến thân thiện với cộng đồng Hồi giáo toàn cầu.

Trong khuôn khổ sự kiện, Trường đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong và ngoài nước, thể hiện cam kết hợp tác trong đào tạo, cung cấp cơ hội thực hành nghề, phát triển sản phẩm dịch vụ theo chuẩn Halal và đồng hành quảng bá du lịch Việt Nam ra thị trường Hồi giáo quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Tiếng vọng từ quá khứ, đối thoại với hiện tại

Tiếng vọng từ quá khứ, đối thoại với hiện tại

(PNTĐ) - Hội thảo khoa học “Nhìn lại văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức ngày 9/4 là cuộc đối thoại học thuật sâu sắc về vai trò, giá trị và sức sống của văn học kháng chiến chống Mỹ trong dòng chảy văn học dân tộc.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa tạo giá trị phát triển bền vững cho Hà Nội

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa tạo giá trị phát triển bền vững cho Hà Nội

(PNTĐ) - Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) được Thành phố Hà Nội công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý... trên nhiều lĩnh vực và người dân. PGS.TS, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, nhấn mạnh rằng đây là bước đi tạo nên giá trị bền vững trong phát triển cho Hà Nội.
Áo dài đồng hành cùng phụ nữ Việt trên hành trình phát triển

Áo dài đồng hành cùng phụ nữ Việt trên hành trình phát triển

(PNTĐ) - Tối 13/4/2025, tại Hà Nội, TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức chương trình Áo dài nghệ thuật "Hương Sắc Việt Nam". Chương trình góp phần tôn vinh giá trị của Áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
Về hội chùa Thầy, thưởng thức show diễn múa rối nghệ thuật Cội nguồn

Về hội chùa Thầy, thưởng thức show diễn múa rối nghệ thuật Cội nguồn

(PNTĐ) - Về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, nơi có Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chùa Thầy, giữa không gian sân khấu lớn dưới chân núi chùa Thầy, show múa rối nghệ thuật Cội nguồn mang đến cho người xem sự hấp dẫn lạ kỳ bởi lối diễn chân thật, độc đáo, đầy chất thơ dân gian.
Hơn 3 vạn lượt du khách đến Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025

Hơn 3 vạn lượt du khách đến Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025

(PNTĐ) - Sau 3 ngày (từ ngày 11 - 13/4/2025) tổ chức, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 đã khép lại. Trong không khí sôi nổi và ấn tượng, Lễ hội đã thu hút hơn 3 vạn lượt người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm. Hoạt động này góp phần thúc đẩy quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Hà Nội.