Bảo tàng cần là nơi kết nối di sản với cộng đồng

PHÚ ĐỖ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5), Bảo tàng Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng”.

Bảo tàng đóng vai trò ngày càng lớn trong xã hội

Cùng với quá trình phát triển lịch sử, bảo tàng đã đóng một vai trò ngày càng lớn trong xã hội, chức năng của bảo tàng luôn được bổ sung, đáp ứng các nhu cầu xã hội.

Trong thế kỷ XXI, thử thách lớn nhất mà tất cả các bảo tàng phải đối đầu chính là sự khẳng định: “Các bảo tàng là để dành cho con người và do đó tương lai của các bảo tàng phụ thuộc vào việc tự nâng cấp, tự phát triển để đáp ứng nhu cầu đã được thị trường chỉ rõ”.

Năm 2024, hiệp hội Bảo tàng Quốc tế (ICOM) khuyến khích các bảo tàng trên toàn thế giới xây dựng hoạt động với chủ đề “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.

Với vai trò là một thiết chế văn hóa gắn với giáo dục, khuyến khích học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của công chúng và hướng tới các nhóm cộng đồng giáo dục, Bảo tàng Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2024.

Trong khuôn khổ Toạ đàm đã có nhiều nội dung hấp dẫn như: các tổ chức đã từng phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục tại Bảo tàng Hà Nội chia sẻ những câu chuyện về ý tưởng, hành trình khi xây dựng chương trình giáo dục; các hoạt động giáo dục đã thực hiện; năng lực và mong muốn khi hợp tác với Bảo tàng Hà Nội tổ chức hoạt động giáo dục.

Bên cạnh đó là những kinh nghiệm quý báu được các tổ chức, cá nhân, nhà khoa học đã/đang là nhà tổ chức hoạt động giáo dục, nghiên cứu về giáo dục tại bảo tàng chia sẻ lại về việc tổ chức các hoạt động giáo dục và gợi ý cho các hoạt động giáo dục trong tương lai của Bảo tàng Hà Nội.

Tọa đàm “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng các chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm gắn với bảo tàng. Các chuyên gia đã tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đưa các hoạt động giáo dục, trải nghiệm vào các chương trình hoạt động của bảo tàng, từ đó góp phần đưa chương trình giáo dục trải nghiệm về di sản văn hoá đến gần hơn công chúng.

Đặc biệt khách tham dự sự kiện còn được tham quan các trưng bày của Bảo tàng Hà Nội, tham gia trải nghiệm đánh trống đồng, chơi cờ Mặt trời, làm móc khóa hình thú nhồi bông, làm tranh ghép vải,... Đây thực sự là những hoạt động trải nghiệm hết sức bổ ích, không chỉ tăng cường sự tương tác giữa công chúng với bảo tàng mà còn khiến công chúng nhận thức rõ về những lợi ích giáo dục mà bảo tàng mang đến thông qua các góc nhìn sinh động chứ không còn đơn thuần là những trưng bày khô khan như trước đây.

Bảo tàng cần là nơi kết nối di sản với cộng đồng - ảnh 1
Đạo diễn, nhà sản xuất, MC truyền hình Ninh Quang Trường (giữa) và các diễn giả tham dự Toạ đàm

Cần lấy công chúng làm trung tâm

"Hiến kế" để tăng thu hút công chúng đến với bảo tàng, Đạo diễn, nhà sản xuất, MC truyền hình Ninh Quang Trường cho rằng, để làm được điều này, bản thân các bảo tàng cần phải tìm được những "từ khoá" để "chạm" được vào nhu cầu của người thưởng thức, từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp cũng như có các cách truyền đạt thông tin phù hợp và cách kể chuyện thu hút nhất.

Ông Ninh Quang Trường so sánh việc đi tìm "từ khoá" để thu hút công chúng đến với các bảo tàng giống như việc dò tìm “long mạch” để có thể xây dựng được các chương trình hấp dẫn, có tính giáo dục bên cạnh những yếu tố giải trí. Theo quan điểm của ông, bảo tàng không nên là nơi khiến công chúng cảm thấy mình thật nhỏ bé hay kiến thức còn hạn hẹp, mà nên kích thích sự khám phá tìm tòi của công chúng thông qua nhiều hình thức, công chúng đến với bảo tàng không chỉ để tìm hiểu các kiến thức khô khan mà nên có thêm các hoạt động giải trí, tương tác dành cho nhiều lứa tuổi với một thời lượng thích hợp.

Chia sẻ về kinh nghiệm của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bà Lê Thị Liên, cán bộ Phòng Giáo dục-Công chúng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhấn mạnh: "Với khẩu hiệu "Công chúng là đối tượng bảo tàng hướng tới", các hoạt động giáo dục, trải nghiệm của bảo tàng luôn phải thu hút được công chúng, để lại ấn tượng và làm cho công chúng muốn quay lại bảo tàng". Bà cho biết, với đặc thù của Bảo tàng Lịch sử quốc gia thường có tới 70% lượng khách tham quan thuộc thế hệ học đường nên Bảo tàng còn phải là cuốn cẩm nang sách giáo khoa lịch sử để học sinh các trường học đến tìm hiểu, là bước đệm cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hoá, di sản dân tộc.

Để đạt được điều này, cần phải nhìn từ góc độ của công chúng, từ đó đa dạng hóa các hoạt động giáo dục và trải nghiệm"
Bà Lê Thị Liên - Cán bộ Phòng Giáo dục-Công chúng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ một kho tàng di sản quý giá trên 73.000 tài liệu, hiện vật gốc về lịch sử tự nhiên, xã hội của Thủ đô. Với lợi thế không gian lớn, Bảo tàng Hà Nội đã xây dựng các hoạt động trải nghiệm giáo dục ở khuôn viên bảo tàng, gồm các trò chơi dân gian, chợ Tết, ngắm trăng Trung thu...
Bảo tàng Hà Nội còn nghiên cứu, tổ chức các hoạt động giáo dục gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể, giao lưu với các nghệ nhân. Nhiều hoạt động hấp dẫn du khách trải nghiệm như: Làm tò he, nón chuông, cốm Mễ Trì, gốm Bát Tràng… và các chương trình biểu diễn nghệ thuật như múa rối nước Đào Thục, ca trù, hát xẩm…
Ngoài ra, Bảo tàng còn tổ chức nhiều chương trình có sự tham gia của người khuyết tật đến từ các doanh nghiệp xã hội như Vụn Art, Kym Việt…

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.