Trẻ không nghe lời có phải là trẻ hư?

Chia sẻ

PNTĐ-Khi trẻ không nghe lời, cha mẹ đã dùng nhiều cách để đưa con về quỹ đạo “phải nghe lời” mà không biết rằng cách giáo dục này là sai lầm.

 
 
Trẻ không nghe lời có phải là trẻ hư? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Người lớn, đặc biệt là các bậc cha mẹ đều mặc định lúc nào trẻ cũng phải nghe lời mới là trẻ ngoan. Vì thế trong mắt nhiều người, ba từ “không nghe lời” đã trở thành từ mặc định cho những đứa trẻ hư. Theo đó, khi trẻ không nghe lời, cha mẹ đã dùng nhiều cách để đưa con về quỹ đạo “phải nghe lời” mà không biết rằng cách giáo dục này là sai lầm.
 
Theo các chuyên gia giáo dục, việc trẻ không nghe lời thường diễn ra theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực. Cha mẹ phải dựa theo việc trẻ không nghe lời theo hướng nào để có cách giải quyết đúng đắn, thay vì quát mắng, bắt ép, trừng phạt lại trẻ. Thông thường, cha mẹ khó giữ bình tĩnh trước việc trẻ không nghe lời nên đã đưa ra những nhận định, phán đoán sai trong hành vi phạm lỗi của trẻ.
 
Do đó, khi trẻ phạm lỗi không nghe lời, người lớn cần bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân, bản chất thật sự hành vi của trẻ. Nếu trẻ không nghe lời theo hướng tiêu cực thì chúng ta phải có biện pháp kiên quyết ngăn chặn hành vi không đúng của trẻ. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, xử lý phải có sự hướng dẫn nhiều, trách mắng ít, thay vì trừng phạt nặng ngay lập tức. Vì sự trừng phạt quá nặng sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, càng không nghe lời nhiều hơn. Đổi lại, sự hướng dẫn, giảng giải cho trẻ hiểu hành vi phạm lỗi của mình sẽ giúp trẻ nhận thức được vấn đề để sửa sai.
 
Trường hợp trẻ không nghe lời có hướng tích cực thì chúng ta không được bắt ép, tước đi cá tính của trẻ. Người lớn, đặc biệt là cha mẹ cần thích nghi với sự bướng bỉnh, sáng tạo của con. Bởi trong thời hiện đại, trẻ được học tập và tiếp xúc với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, có xu hướng sáng tạo những cái mới. Trong khi cha mẹ lại hạn chế trong những kiến thức ấy. Nếu như cha mẹ cứ nhìn nhận vấn đề theo suy nghĩ của mình sẽ vô tình hạn chế khả năng sáng tạo, phát triển của con. 
 
Rõ ràng, nhìn ở một góc độ, vấn đề trẻ không nghe lời sẽ khiến cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng, đau đầu. Nhưng, đó không phải là tiêu chí để đánh giá trẻ hư hỏng. Cha mẹ nên hiểu trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ không tránh khỏi việc không nghe lời, phạm lỗi. Đôi khi chính sự phạm lỗi ấy lại là cơ hội để trẻ nhận ra sai lầm của mình để rồi rút ra bài học, tránh tái phạm những lần sau.
 
Thay vì lạm dụng quyền làm cha mẹ, quyền người lớn để áp đặt trong việc giáo dục trẻ khi không nghe lời, chúng ta nên lắng nghe, nhìn nhận vấn đề trẻ gây ra đúng bản chất sự việc để rồi có hướng giáo dục con đúng đắn.
 
 
Thanh Hường

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.